5 điều cần nhớ trước khi franchise

Nhiều người nghĩ rằng kinh doanh nhượng quyền thì không thể thất bại, nhưng trên thực tế thì tỷ lệ thất bại của các công ty nhượng quyền cũng giống như các doanh nghiệp độc lập. Scott Shane, giáo s
5 điều cần nhớ trước khi franchise

Nhiều người nghĩ rằng kinh doanh nhượng quyền thì không thể thất bại, nhưng trên thực tế thì tỷ lệ thất bại của các công ty nhượng quyền cũng giống như các doanh nghiệp độc lập. Scott Shane, giáo sư ở Đại học Case Western Reserve cho biết: “20 năm kể từ khi bắt đầu, chưa đến 20% các công ty nhượng quyền còn tồn tại”. Trong hơn 200 hệ thống nhượng quyền được thành lập tại Mỹ mỗi năm, 25% trong số đó không thể duy trì đến lễ kỷ niệm lần thứ nhất. Trong khi những doanh nghiệp nhỏ độc lập khác có thể được thành lập với nguồn tài chính nhỏ, các công ty nhượng quyền thường đòi hỏi nguồn đầu tư ban đầu “khủng” hơn nhiều. Và thực tế là nhiều công ty nhượng quyền còn không có lãi vào ít nhất một năm đầu tiên. Nếu bạn đang có ý định mua nhượng quyền thương mại, hãy tìm kiếm thông tin từ những nguồn đáng tin cậy, và hãy khách quan nhìn nhận những rủi ro và lợi ích mà hình thức kinh doanh này có thể mang lại. Dưới đây là những câu hỏi bạn nên cân nhắc trước khi quyết định mua nhượng quyền. 1. Bạn có biết mục tiêu của mình là gì không? Trước tiên, bạn cần chắc chắn là mình có kỳ vọng thực tế. Mua nhượng quyền nghĩa là bạn đang dấn thân vào một mô hình kinh doanh đã thành công, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi việc sẽ suôn sẻ, hay mọi thứ sẽ dễ dàng. Để việc nhượng quyền diễn ra êm thắm, bạn cũng cần đầu tư tâm sức như lúc mở một doanh nghiệp độc lập. 2. Bạn có sẵn sàng đi theo hệ thống này hay không? Nhượng quyền là công việc kinh doanh theo hệ thống, và vì thế, để thành công với nhượng quyền, bạn cần chuẩn bị tâm lý để gắn bó với hệ thống này. “Nếu nhượng quyền không có quy luật, chúng sẽ không là nhượng quyền mà là những doanh nghiệp đơn lẻ”. Cốt lõi của nhượng quyền là sự nhất quán. Nếu bạn không thoải mái khi phải đi theo kế hoạch của ai đó, thì bạn không phù hợp để kinh doanh theo hình thức nhượng quyền. 3. Bạn có phải là người giao tiếp tốt? Bạn có phối hợp tốt với mọi người hay không? Nhượng quyền nghĩa là dành phần lớn thời gian để giao tiếp với ông chủ của hệ thống nhượng quyền, những người mua nhượng quyền khác, khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp, vì thế những kỹ năng tương tác xã hội là một điều bắt buộc. Nếu bạn thấy việc tương tác với mọi người quá khổ ải và không có nhiều mối quan hệ tốt, bạn nên chọn hướng đi khác. 4. Bạn có đủ tài chính để trang trải? Mua nhượng quyền chỉ vì bạn cần có công việc là một lý do rất tệ. Doanh nghiệp nhượng quyền thường đắt đỏ, và đòi hỏi có một lượng lớn tài chính để đầu tư ban đầu. Bạn cần phải tốn nhiều chi phí như một doanh nghiệp startup, và có đủ kinh phí để sử dụng tới khi doanh nghiệp có lợi nhuận. Trong nhiều trường hợp, khoảng thời gian cho việc này kéo dài 1 năm. Bạn cần chắc chắn rằng mình đủ tài chính dự phòng để trang trải chi phí điều hành, và cho cuộc sống của chính mình trong suốt khoảng thời gian đó. 5. Bạn có thực sự đam mê? Cuối cùng, một câu hỏi rất quan trọng là: Bạn có chắc chắn rằng sở hữu một doanh nghiệp nhượng quyền là điều bạn thực sự yêu thích? Hầu hết hợp đồng nhượng quyền có thời gian chạy từ 5 đến 10 năm, đó là một khoảng thời gian quá dài để bạn làm công việc mình không thích. Vì vậy, nếu bạn không thích ý tưởng đi theo một hệ thống của ai đó, và thường mơ đến một công việc kinh doanh của riêng mình, thì nhượng quyền không phải dành cho bạn. Nếu sau khi đã trả lời những câu hỏi trên, bạn vẫn muốn thực hiện một thương vụ mua nhượng quyền, thì hãy học hỏi thật nhiều kiến thức, và hiểu thật rõ về công việc kinh doanh bạn dự định làm.

 Những tài liệu nên tham khảo trước khi quyết định mua nhượng quyền The Franchise King Ở The Franchise King, Joel Libava đưa ra hàng loạt những lời khuyên hữu ích cho các doanh nghiệp, là một trang web không thể thiếu nếu bạn đang muốn quyết định xem nhượng quyền có thực sự dành cho mình hay không. Libava có một blog, và ông cũng là tác giả của cuốn sách Become a Franchise Owner!, đồng thời là nhà tư vấn nhượng quyền. International Franchise Organization Tổ chức nhượng quyền quốc tế International Franchise Organization (IFO) là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho những ai có ý định sở hữu một doanh nghiệp nhượng quyền. Trên website, có rất nhiều bài viết hữu ích bao trùm mọi thứ từ những điểm cộng, điểm trừ của việc mua nhượng quyền, đến những lời khuyên về việc nghiên cứu các lựa chọn. Franchise Euphoria Franchise Euphoria là trang podcast bao trùm các chủ đề cần thiết. Join Josh Brown, luật sư nhượng quyền, đồng thời là doanh nhân sẽ giúp các doanh nhân và chủ doanh nghiệp bắt đầu doanh nghiệp, tăng trưởng và xây dựng một công việc kinh doanh phát triển.
 
NGỌC DIỆP (theo Entrepreneur)

Có thể bạn quan tâm