500 triệu USD và lời xin lỗi của Formosa!

Chủ đầu tư “siêu” dự án Formosa (Hà Tĩnh) đã phải cúi đầu xin lỗi và cam kết bồi thường số tiền 500 triệu USD do hành động xả thải chất độc gây ô nhiễm biển các tỉnh miền Trung. Song còn đó là những t
500 triệu USD và lời xin lỗi của Formosa!

Chủ đầu tư “siêu” dự án Formosa (Hà Tĩnh) đã phải cúi đầu xin lỗi và cam kết bồi thường số tiền 500 triệu USD do hành động xả thải chất độc gây ô nhiễm biển các tỉnh miền Trung. Song còn đó là những thiệt hại chưa thể đánh giá hết, và quá trình khắc phục hậu quả môi trường có thể kéo dài hàng chục năm.

Những thiệt hại, hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố môi trường biển do Formosa gây ra sẽ cần thêm thời gian để đánh giá, khắc phục cũng như bồi thường cụ thể. Không chỉ là lời xin lỗi, cam kết, hứa hẹn… mà rất cần Formosa và các nhà đầu tư nước ngoài khác không bao giờ tái phạm hành động “đầu độc” biển Việt Nam. Formosa xả độc vượt giới hạn! Kết luận chính thức về nguyên nhân gây chết cá, sinh vật biển ở 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa- Thiên Huế đã được Chính phủ công bố minh bạch vào ngày 30/6. Ông Mai Tiến Dũng – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã xác định có nguồn thải lớn xuất phát từ khu vực Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) chứa độc tố như phenol, xyanua, kết hợp với hydroxit sắt vượt giới hạn cho phép… Hỗn hợp nước thải ra biển đã làm chết hàng loạt hải sản và sinh vật biển, nhất là ở tầng đáy tại vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế vào tháng 4/2016. Thủ phạm chính là công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Quá trình điều tra, xác định công ty này đã có một số vi phạm, quá trình vận hành thử nghiệm nhà máy đã xả nước thải có chứa các độc tố phenol, xyanua, hydroxit sắt vượt quá mức cho phép ra nước biển. Với chứng cứ khách quan, khoa học và quá trình đấu tranh quyết liệt của Chính phủ Việt Nam với Formosa Đài Loan, Formosa Hà Tĩnh, đến ngày 28/6, Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm gây ô nhiễm môi trường biển. Còn nhớ, thông tin từ lãnh đạo Bộ Công Thương tại cuộc họp báo gần đây, Formosa đã nhập khẩu gần 384 tấn hoá chất (103 loại hoá chất) trong năm 2015 và tính đến tháng 5/2016. Năm 2016, Formosa được chấp thuận nhập khẩu 204 tấn với 43 loại hóa chất nhằm mục đích làm sạch bề mặt kim loại, khử khuẩn, chất keo tụ xử lý nước, hóa chất ổn định… Theo đoàn kiểm tra Bộ Công Thương, từ đầu năm 2016 đến tháng 5/2016, Formosa đã sử dụng khoảng 51 tấn hóa chất, còn lại tồn kho khoảng 248 tấn trong diện được phép nhập khẩu. Đến giờ, Chính phủ, Bộ Công Thương và cơ quan chức năng chưa công bố cụ thể về quá trình sử dụng hoá chất, sai sót vận hành nhà máy ở đâu, ai gây ra sự cố xả độc vào nước biển. Do đó, điều cần thiết là phải tăng cường trách nhiệm cơ quan chức năng cùng các biện pháp theo dõi, giám sát đặc biệt đối với quá trình vận hành, xử lý xả thải của “siêu” dự án Formosa Hà Tĩnh. “500 triệu USD là rất nhỏ” Buổi sáng 30/6, trước thời khắc Chính phủ công bố nguyên nhân cá chết, phía Formosa bất ngờ lên tiếng thừa nhận là thủ phạm gây ra sự cố môi trường biển miền Trung. Sự thừa nhận này được ông Trần Nguyên Thành – Chủ tịch công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh – đề cập rất “ngắn gọn” trong bức tâm thư gửi cán bộ nhân viên công ty ngày 30/6. Vị chủ tịch này thừa nhận, “công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ, đã gây ra cá chết. Đây là kết quả mà Formosa không mong muốn nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ”. [caption id="attachment_2086" align="alignnone" mwidth="651"]
Đại công trường Vũng Áng - dự án Formosa là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung[/caption] Trong một video dài 5 phút phát đi, các lãnh đạo chủ chốt của Formosa đã thừa nhận vi phạm, cúi đầu xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Formosa cam kết sẽ khắc phục hậu quả, bồi thường 500 triệu USD, tương tương 11.500 tỷ đồng cho ngư dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; cam kết hoàn thiện công nghệ sản xuất để xử lý triệt để chất thải… Đánh giá về cam kết bồi thường của Formosa, ông Trần Hồng Hà – Bộ trưởng Bộ TN-MT, cho rằng: “500 triệu USD là rất nhỏ vì mới tính thiệt hại kinh tế trực tiếp của người dân, thiệt hại sơ bộ hệ sinh thái biển,... mức độ tồn lưu, tổn thương tâm lý... lớn hơn rất nhiều”. Gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng, cũng có ý kiến cho rằng nên khởi tố vụ án, xử lý mạnh tay đối với Formosa để không tái diễn vi phạm, cũng tăng sức răn đe các doanh nghiệp có ý định xả thải chất độc. Song người phát ngôn của Chính phủ tỏ ra thận trọng “việc đưa vụ án ra khởi tố hay không, Việt Nam sẽ cân nhắc”. Với 8 năm đầu tư tại Việt Nam, Formosa là một trong số các nhà đầu tư nước ngoài lớn xây dựng KCN gang thép tại Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh được hưởng rất nhiều ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế… Tuy nhiên, Formosa cũng dính nhiều tai tiếng về môi trường, mà vẫn “lọt” qua vòng giám sát của nhiều cơ quan chức năng, đây là điều khó hiểu. Theo ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời điểm UBND tỉnh Hà Tĩnh tham vấn Bộ về việc đầu tư của Formosa, Bộ đã góp ý về môi trường và có cảnh báo sớm, trong đó đã chỉ ra: phần đánh giá tác động môi trường còn sơ sài, biện pháp tác động khả năng xấu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị chủ đầu tư đánh giá tác động môi trường trình theo quy định. “Chính sách đầu tư của Việt Nam là nhất quán. Sự kiện xảy ra là đáng tiếc, các cơ quan Chính phủ sẽ rút kinh nghiệm, coi đây là bài học, để đảm bảo thu hút đầu tư theo đúng quy định pháp luật”- ông Hà khẳng định.

Phương Nga

Theo Thời báo Kinh Doanh

Có thể bạn quan tâm