Anh thông qua dự án giao thông "khủng nhất" trong một thế hệ

Sau nhiều năm đề xuất cùng việc phải "hứng bão" dư luận, tối 25-6 (giờ địa phương), Hạ viện Anh đã thông qua việc mở rộng sân bay Heathrow, giúp nước này tăng cường kết nối với phần còn lại của thế gi
Anh thông qua dự án giao thông "khủng nhất" trong một thế hệ

Theo đó, với tỉ lệ phiếu ủng hộ áp đảo là 415 - 119, dự án mở rộng thông đường băng thứ 3 cho sân bay Heathrow, được coi là dự án giao thông "khủng nhất" nước Anh kể từ sau Thế chiến II đã được phê duyệt sau nhiều năm nghiên cứu và tranh luận.

Bộ trưởng Giao thông Chris Grayling cho biết, dự án mở rộng sẽ tốn khoảng 19 tỷ USD và hoàn toàn là nguồn vốn từ khối tư nhân, không sử dụng tiền thuế của người dân. Dự án được kỳ vọng thúc đẩy kinh tế Anh hậu Brexit, tạo ra hơn 100.000 công việc mới, và lợi nhuận trị giá khoảng 100 tỷ USD với nền kinh tế này.

“Đây có thể coi là một quyết định lớn nhất về giao thông trong một thế hệ. Đường băng mới tại Heathrow sẽ tăng khả năng kết nối của nước Anh với phần còn lại của thế giới. Tôi rất tự hào rằng sau nhiều năm tranh luận và trì hoãn, chính phủ đã có hành động dứt khoát để giữ vững vị thế của nước Anh trên thị trường hàng không thế giới, bảo đảm việc làm và cơ hội đầu tư kinh doanh cho hàng chục năm tiếp theo”, ông Chris Grayling nói.

Đại diện của Heathrow cũng thêm rằng, đường băng bổ sung sẽ cho phép sân bay này đón thêm hàng ngàn chuyến bay mỗi năm và tạo điều kiện cho các hãng hàng không dễ tiếp cận thị trường Mỹ hay Trung Quốc hơn - những nơi chưa có đường bay thẳng tới các thành phố lớn nhất của Tây Âu.

Được xây dựng từ năm 1930, Heathrow từng là sân bay quân sự trong Thế chiến II để đưa lính sang các chiến trường châu Á. Đến năm 1946, sân bay này được chuyển đổi sang mục đích dân sự. Tuy nhiên, từ sau Thế chiến II trở đi, 5 sân bay chính của Anh vẫn chưa từng được nâng cấp.

Có thể bạn quan tâm