Áp lực lãi suất khiến chứng khoán Mỹ liên tục lao dốc

Chiến tranh thương mại leo thang, chính sách lãi suất của Fed bị Tổng thống Trump lên án đang ảnh hưởng lớn đến các chỉ số chính củachứng khoán Mỹ. Chỉ số Dow Jones, S&P 500 đã giảm mạnh điểm trong ng
Áp lực lãi suất khiến chứng khoán Mỹ liên tục lao dốc

Kết phiên 11/10, chỉ số Dow Jones dừng ở 25.052,83 điểm, giảm 545,91 điểm so với giá mở cửa. Cùng với mức giảm 831,83 điểm phiên trước đó, tổng cộng Dow Jones đã mất 1.377,74 điểm sau hai phiên nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo.

Chỉ số S&P 500 giảm 2,1% xuống 2.7828,37 điểm, đây là phiên giảm thứ 6 liên tiếp của chỉ số này, đồng thời kéo chỉ số này xuống dưới ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng là đường bình quân trượt 200 ngày (MA200) lần đầu tiên kể từ tháng 4.

Chỉ số Nasdaq giảm 1,3% còn 7.329,06 điểm.

Trước đó vào phiên 10/10, chỉ số Dow Jones giảm hơn 830 điểm, tương đương 3,15%. Chỉ số S&P 500 cũng giảm 3,29%. Theo số liệu từ Birinyi Associates, đây là lần thứ 28 kể từ năm 2011 chỉ số S&P 500 giảm trên 2%. Các cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà giảm trong phiên 10/10. Nhóm công nghệ của chỉ số S&P 500 có phiên giảm điểm mạnh nhất trong suốt 7 năm qua.

Mặc dù, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã chạm đáy 1 tuần và xoa dịu được các nhà đầu tư nhưng trong tương lai, thị trường Mỹ vẫn có mối lo khi những bất ổn trước bầu cử giữa kỳ Mỹ vào ngày 6/11 đang gia tăng. Bên cạnh đó, những bình luận mang tính thắt chặt từ giới chức Fed trong tuần trước đang khiến Tổng thống Trump "tức giận" và lên án mạnh mẽ. 

Ngoài ra, giới đầu tư cũng lo ngại thị trường chứng khoán khó phục hồi do lãi suất đang tăng và bất ổn liên quan đến mức tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Chỉ số biến động CBOE Vix, còn gọi là “thước đo sợ hãi”, chốt ngày 11/10 tăng 2 điểm lên 24,98, cao nhất kể từ ngày 12/2. Trong phiên, CBOE Vix có lúc đạt 28,84 điểm.

“Bạn sẽ thấy nhiều biến động hơn trong tuần tới”, Dennis Dick, nhà giao dịch tại Bright Trading, Las Vegas, nói.

Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 11/10 là 11,44 tỷ cổ phiếu, nhiều nhất từ tháng 2, cao hơn mức trung bình 7,65 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên giao dịch trước đó.

Sự sụt giảm mạnh của các chỉ số trong phiên 11/10 còn đi kèm với khối lượng giao dịch lớn. Thanh khoản chứng chỉ quỹ ETF SPDR S&P 500 tăng vọt lên gần 260 triệu đơn vị, trong khi bình quân 30 ngày trước đó chỉ là 72,8 triệu đơn vị.

Có thể bạn quan tâm