Áp lực từ Brexit khiến Thủ tướng Anh tuyên bố từ chức

Bà Theresa May đã tuyên bố từ chức dưới áp lực chính trị dữ dội trong việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu – Brexit.
Áp lực từ Brexit khiến Thủ tướng Anh tuyên bố từ chức

Bà May cho biết, bà sẽ thôi giữ chức lãnh đạo Đảng Bảo thủ vào ngày 7/6 tới đây, nhưng sẽ tiếp tục giải quyết công việc cho đến khi người kế nhiệm mới được lựa chọn. Bà May đã buộc phải đưa ra thông báo sau khi mất đi sự hỗ trợ của Nội các, bởi nhiều ý kiến phản đối tình trạng hỗn loạn đang diễn ra đối với Brexit.

Trong nỗ lực cuối cùng để giành chiến thắng trước các nhà lập pháp đối lập, bà Theresa May đã mở ra cơ hội bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu dân ý thứ hai – sự nhượng bộ đã bị một số thành viên cấp cao trong chính phủ phản đối gay gắt. Các động thái của bà May dường như đã bị “phong toả” dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban 1922 – đại diện cho lợi ích các nhà lập pháp cấp bậc trong Đảng Bảo thủ - người đe doạ sẽ thay đổi quy tắc của Đảng để cho phép bỏ phiếu bất tin nhiệm. Bà May đã từng "vượt qua" cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trước đó vào tháng 12 năm ngoái, và theo quy định hiện tại bà sẽ được miễn cuộc bỏ phiếu trong một năm nữa.

Thông báo của bà May sẽ đặt ra một cuộc đua kế nhiệm sắp tới. Ứng cử viên hàng đầu, ông Boris Johnson, cựu Bộ trường Ngoại giao với sự hỗ trợ đáng kể của các thành viên cơ sở của Đảng. Ông Johnson đã phản đối thoả thuận rút khỏi EU mà bà May đã đàm phán với Liên minh châu Âu gây ra kết quả khiến chính bà phải ra tuyên bố từ chức. Liệu người kế nhiệm tiếp theo có gặp được may mắn để mở lại thoả thuận hay không, bởi Brussels khẳng định thoả thuận này đã bị khoá chặt. Rất có khả năng vị thủ tướng tiếp theo cũng sẽ phải đối mặt với những bế tắc với Hạ viện - nhiều lần bác bỏ kế hoạch của bà May nhưng cũng không bỏ phiếu ủng hộ cho bất kỳ phương án thay thế nào khác.

Thoả thuận bắt nguồn từ một loạt các cuộc đàm phán quanh co với EU bị Hạ viện ba lần từ chối. Vào thứ Ba, trong mọi nỗ lực để thực hiện kế hoạch triển khai, bà May đã đưa thoả thuận vào bộ luật rộng rãi hơn liên quan đến sự ra đi của Anh khỏi Liên minh châu Âu, cũng như đề nghị trưng cầu dân ý lần thứ ha, cam kết về quyền của người lao động, quy định về môi trường cũng như mối quan hệ hải quan tạm thời với EU.

Nhưng “thoả thuận Brexit mới” của bà vấp phải sự phản đối kịch liệt của chính quyền. Những thành viên Đảng Bảo thủ theo đường lối cứng rắn dù đã ủng hộ cho thoả thuận trước đây của bà May, các Nghị sĩ của Đảng Liên minh Dân chủ (DUP) và những người ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý thứ hai đều lên tiếng từ chối.

Theo CNN

Có thể bạn quan tâm