Công Audio – khởi nghiệp bằng đôi tai

Với niềm đam mê âm nhạc và âm thanh, Vũ Đức Công đã quyết định chuyển nghề, với hành trang chỉ là đôi tai có thính lực mà giới chơi âm thanh hi-end sau này đều thừa nhận là vào hàng “quái kiệt”.
Công Audio – khởi nghiệp bằng đôi tai

Đầu những năm 2000, khi giới chơi đồ âm thanh đều chỉ quen với các thiết bị loa đài của Nhật Bản kể cả về chất lượng âm thanh và vẻ bề ngoài, thì Vũ Đức Công đã có một hướng đi khác. Một lần xuống chợ đầu mối điện tử lúc đó ở Hải Phòng, anh đã xách về một cặp loa Tannoy - một thương hiệu âm thanh Anh quốc, chỉ vì chất lượng âm thanh của nó, bởi hình thức của nó ở thời điểm đó không được bắt mắt và quen thuộc cho lắm. Người Anh vốn nổi tiếng là bảo thủ, một khi đã định hình về kiểu dáng cũng như chất lượng là rất ít khi thay đổi.

Nhưng khi phối ghép xong, rất nhiều người ngỡ ngàng với chất lượng âm thanh nó mang đến. Đã thế, cặp loa này lại có độ nhạy cao, không kén ampli như những cặp loa cùng tầm giá. Và khi chất lượng đã được khẳng định, giới chơi âm thanh không ngại việc “xuống tiền”. Dần dần, người ta cũng lại quen với kiểu dáng của cặp loa ấy, và đánh giá đúng hơn về vẻ đẹp cổ điển kiểu châu Âu.

"Từ sau lần ấy, những người cùng làm với Vũ Đức Công rất tin tưởng anh. Họ đưa tiền cho anh và bảo cứ lấy đồ nào mà anh nghe thấy hay là được. Và Công cứ cần mẫn kinh doanh như thế, bằng vào đôi tai của mình. Mọi thiết bị âm thanh qua tai anh, sau này đều được giới chơi âm thanh thừa nhận.

Công bảo, từ lúc nhỏ anh đã mê nhạc, rất chịu khó nghe nhạc cả qua các thiết bị và nghe nhạc sống, nghĩa là đi đến các nhà hát nghe hoà nhạc, tham dự các chương trình âm nhạc lớn trên địa bàn thủ đô và cả ở nước ngoài mỗi khi có điều kiện. Có nghe nhiều, mới phân biệt được vị trí của từng nhạc công trong dàn nhạc, mới biết được đâu là thiết bị cho chất lượng âm thanh gần nhất với âm thanh thật. Và càng lúc, Vũ Đức Công càng chú trọng đến thiết bị hi-end. Trong giới chơi đồ âm thanh, hi-end là thuật ngữ chỉ những thiết bị cao cấp nhằm đem đến chất lượng âm thanh tốt nhất, có thể sánh với âm thanh thật trong thính phòng hoặc trong nhà hát.

Vũ Đức Công tự thừa nhận mình không phải là người giỏi kinh doanh xét theo nghĩa rộng của thuật ngữ. Anh chỉ làm đúng việc mình thích từ lâu, và truyền niềm yêu thích ấy đến với khách hàng của mình. Các thiết bị âm thanh qua tai anh đều được lựa chọn kỹ càng, như thể đó là sản phẩm của riêng mình. Nếu như nhiều nhà hàng được khách tin tưởng bởi thấy làm như thể cho nhà mình ăn, thì thương hiệu Công Audio cũng được khách hàng lựa chọn bởi họ nhìn thấy ở Vũ Đức Công tố chất của một dân chơi âm thanh hơn là nhà kinh doanh.

Mà sự thật là như vậy. Giới chơi âm thanh mọi miền đều biết đến Công Audio. Mỗi lần các hội nhóm chơi âm thanh có sự kiện như trình diễn thiết bị, hay thậm chí chỉ là gặp gỡ nhân một dịp nào đó, Vũ Đức Công đều có mặt, tham gia như một thành viên. Những cuộc thi trình diễn ampli tự chế (DIY) của diễn đàn nghe nhìn VNAV đều có sự đóng góp của anh, đôi khi chỉ là hỗ trợ thiết bị tham chiếu.

Và anh luôn tỏ ra hứng thú khi được nghe những sản phẩm tự chế có giá thành thấp mà chất lượng phần nào đó tương đương với các thương hiệu âm thanh hàng đầu. Công bảo, cũng là người chơi âm thanh nên khi đến với những cuộc thi như thế này, việc quan trọng nhất là nghe và trân trọng những sáng tạo của dân chơi đồ tự chế, và cũng rất hy vọng rằng, từ những cuộc thi như thế, biết đâu có những dân chơi sẽ phát triển và trở thành một thương hiệu âm thanh Việt Nam. Bởi người chơi âm thanh Việt Nam cũng đầy sáng tạo, khéo tay, và có sự cần cù cũng như đam mê.

Từng bước, thương hiệu Công Audio chinh phục khách hàng bằng chính slogan của mình-Âm Thanh Đẹp. Lý do chọn slogan này cũng rất đa nghĩa. Âm thanh hay thì phải đẹp lòng người nghe, và đẹp cả về thẩm mỹ.

Có thể bạn quan tâm