Kỹ năng cần thiết của doanh nhân

Dù bạn là một CEO, điều hành tập đoàn lớn thì cũng không đồng nghĩa rằng, bạn là doanh nhân. Bởi, để trở thành doanh nhân, tài năng thôi chưa đủ mà còn cần kinh nghiệm
Kỹ năng cần thiết của doanh nhân

Chính vì vậy, dù đã là CEO nhưng để trở thành doanh nhân thực thụ, bạn vẫn cần đi một con đường rất dài.

CEO Will RHind của GraniteShares ETF – một quỹ uỷ thác đầu tư chứng khoán có trụ sở tại New York cho rằng, có hai con đường để trở thành doanh nhân. Con đường đầu tiên giống như một “kịch bản trong mơ” khi bạn có một ý tưởng tuyệt vời, có tài chính vững vàng để thành lập công ty. Công ty này thành công ngay lập tức và bạn trở nên giàu có/nổi tiếng hoặc có cả hai điều đó trong tay.

Tuy nhiên, theo CEO Will Rhind, kịch bản trên là điều “hiếm hoi” xảy ra trong thực tế. Để trở thành doanh nhân, bạn phải đi trên một con đường luôn mặc định: tích luỹ đủ kinh nghiệm rồi mới có thể thành lập công ty.

Khi có nền tảng kiến thức, khả năng tư duy, kinh nghiệm đủ vững, bạn mới. có thể xác định thị trường, thị phần, khách hàng và sản phẩm phù hợp.“Lúc đó, bạn mới có cơ hội nắm chắc một phần nhỏ chiến thắng trong cuộc kinh doanh khắc nghiệt này,” CEO Will Rhind khẳng định.

Đặc biệt, khi muốn mở công ty riêng, theo CEO Will Rhind, bạn còn cần phải trở thành “chuyên gia”, thậm chí là người nổi bật nhất trong một tập đoàn lớn. Điều đó giúp bạn dễ dàng tạo dựng các mối quan hệ trên thương trường.

Và để thành công, các CEO cần phải làm gì? Dựa trên những trải nghiệm của riêng mình, Will Rhind cho rằng, họ cần phải nỗ lực hoàn thiện những tiêu chí cơ bản sau:

1. Tích luỹ kinh nghiệm

Will Rhind chia sẻ, khi mới bắt đầu công việc tại iShares – một quỹ ETF lớn nhất thế giới. mục tiêu chính của Will lúc đó là học hỏi và cố gắng đóng góp nhiều nhất có thể cho công ty. “Bản thân tôi không hề nghĩ rằng, một lập nên một quỹ ETF với chi phí thấp hơn so với các đối thủ trong ngành. Đó là cơ sở để tôi tạo dựng nên GranitShares”, Will khẳng định.

2. Học cách đánh giá đúng cơ hội

Vị CEO của GranitShares cho rằng, nhiều người xuất sắc không gia nhập các công ty khởi nghiệp hoặc mới phát triển vì họ cho rằng, các công ty này “quá rủi ro”. Theo Will, đa số mọi người có suy nghĩ “sai lầm” về rủi ro, đặc biệt là khi nói đến sự nghiệp.

“Tôi luôn thấy hữu ích khi tự hỏi mình câu hỏi: điều tồi tệ nhất có thể xảy ra khi bạn thành lập công ty là gì? Câu trả lời đơn giản là, nếu không thành công, tôi sẽ quay về với công việc cũ hoặc một công việc tương tự như đã từng làm. Nhưng cuối cùng, kinh nghiệm thu được từ một công ty khởi nghiệp giúp tôi sẽ có nhiều ấn tượng hơn đối với nhà tuyển dụng”, Will bày tỏ quan điểm.

3. Thích ứng với sự biến đổi

Trong thực tế, kế hoạch kinh doanh chỉ là kế hoạch chi tiết cho một cuộc“trường chinh vạn dặm”. Sẽ có nhiều yếu tố khiến bạn phải điều chỉnh/thay đổi chiến lược. Lúc đó, bạn sẽ phải học cách thích nghi để công ty của mình tồn tại.

Đơn cử, GraniteShares dự định ra mắt một quỹ ETF tập trung vào mảng mLPS – một công nghệ đưa ra phương thức cải tiến cho việc chuyển tiếp gói tin qua mạng. mPLS là sự kết hợp giữa kỹ thuật định tuyến lớp 3 và chuyển mạch lớp 2 cho phép nâng cao tốc độ chuyển tiếp lưu lượng trên mạng lõi và định tuyến tốt ở mạng biên bằng cách sử dụng các nhãn gắn thêm vào các gói tin trong kết nối mạng.

“Chúng tôi đã nghĩ rằng, mình đang lợi thế cạnh tranh rất lớn và rất hào hứng. Tuy nhiên, công ty đã gặp một số trở ngại khiến dự án không khả thi. Tuy nhiên, hay vì từ bỏ, công ty đã điều chỉnh lại kế hoạch và tạo ra một quỹ ETF khác. Và chúng tôi đã thành công”, Will khẳng định.

4. Kỹ năng lựa chọn nhân tài

Và cuối cùng, để thành công, Will cho rằng, bạn không thể đi một mình. Công ty cần một đội ngũ có kinh nghiệm, năng lực và chung tầm nhìn. Khi công ty đang ở giai đoạn bắt đầu, để tạo dựng được một“bộ máy nhân sự”sẽ rất khó khăn.“Nhưng đó là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với một doanh nhân”, Will nhấn mạnh.

Văn hóa của một công ty khởi nghiệp thực sự quan trọng. một người nhân viên không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng cho tổ chức “còn non trẻ” của bạn.Will đã “ưu tiên kinh nghiệm hơn thái độ” khi tuyển dụng một nhân viên và đó là một sai lầm lớn.

Với một “profile” tuyệt vời, ai cũng có thể trở nên hoàn hảo. Nhưng, các tiêu chí đó không đủ để xác định người đó có phù hợp với “DNA” của công ty bạn hay không. “Để làm được điều này, CEO cần kỹ năng đánh giá đúng nhân viên. Đó là điều cần phải rèn luyện”, CEO Graniteshare chia sẻ

>> Bỏ túi 3 kỹ năng lãnh đạo từ bài phát biểu của Oprah Winfrey

Có thể bạn quan tâm