Nhiệm vụ của NHNN trong mô hình kinh tế chia sẻ

Tại Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, Thủ tướng Chính phủ đã phân công nhiều nhiệm vụ cho NHNN như xây dựng quy định, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý các giao dịch thanh toán xuyên biên giới, xây d
Nhiệm vụ của NHNN trong mô hình kinh tế chia sẻ

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mới đây đã ký Quyết định phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ với mục tiêu đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống.

Quan điểm của Đề án là ủng hộ và thích ứng với xu thế phát triển mới của mô hình kinh tế chia sẻ trong điều kiện phát triển rất nhanh của công nghệ số trên thế giới; không cần thiết phải có các chính sách riêng biệt cho hình thức kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ do kinh tế chia sẻ không phải là một bộ phận tách rời hoặc một thành phần kinh tế riêng trong nền kinh tế.

Theo Đề án, Nhà nước khuyến khích, ưu tiên tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp cung cấp nền tảng; đặt doanh nghiệp vào trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo. Nhà nước sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ trong nước phát triển tạo lập các nền tảng số, hỗ trợ chuyển đổi số, số hóa ở cấp độ doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

Đề án đã đưa ra 4 nhóm giải pháp quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ gồm: Các giải pháp thực hiện quyền và trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ trong kinh tế chia sẻ; Giải pháp thực hiện quyền và trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ trong kinh tế chia sẻ; Nhóm giải pháp thực hiện quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp công nghệ/doanh nghiệp cung cấp nền tảng trong kinh tế chia sẻ; Và nhóm giải pháp đối với Nhà nước nhằm xây dựng và phát triển hệ sinh thái cho kinh doanh, đầu tư theo mô hình kinh tế chia sẻ.

Tại Đề án này, Thủ tướng Chính phủ đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Bộ, ngành trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Trong đó, ngoài việc phối hợp với các Bộ, ngành, NHNN được giao triển khai thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng quy định các giao dịch thanh toán xuyên biên giới thông qua cổng thanh toán do NHNN cấp phép. Phối hợp với các Bộ, ngành để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để quản lý hoạt động thanh toán điện tử đối với việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới được các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp từ bên ngoài lãnh thổ vào Việt Nam; Nghiên cứu, xây dựng Đề án cơ chế quản lý thử nghiệm cho hoạt động Fintech trong hoạt động ngân hàng; Nghiên cứu cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng.

Trong nhiều năm gần đây ở Việt Nam, dù mới phát triển nhưng kinh tế chia sẻ cũng nổi lên với 3 loại hình dịch vụ như vận tải trực tuyến Grab, Fastgo; dịch vụ chia sẻ phòng nghỉ Airbnb, Travelmob, Laxstay, và cho vay ngang hàng P2P lending. Một số dịch vụ khác cũng bắt đầu xuất hiện như chia sẻ chỗ làm, gửi xe, chia sẻ nhân lực. Mô hình kinh tế chia sẻ đang phát triển nhanh chóng cùng với sự phổ biến của smartphone tại một số đô thị những năm gần đây.

Tại Việt Nam, kết quả khảo sát của Facebook và Morning Consult cũng ghi nhận 77% doanh nghiệp nhỏ trên Facebook cho biết sử dụng ứng dụng nền tảng này để tăng doanh số bán hàng và khoảng 76% doanh nghiệp nhỏ có thể tuyển dụng nhân viên thông qua ứng dụng Facebook. Hiện có khoảng 78 triệu người dùng Facebook trên thế giới có kết nối với doanh nghiệp Việt Nam.

>> NHNN: Giảm tỷ lệ cho vay trung dài hạn để khắc phục hiện tượng mất cân bằng tài chính

Có thể bạn quan tâm