“Săn” hàng made in Vietnam ở nước ngoài

Người Việt sính hàng ngoại, nhưng nhiều tín đồ mua sắm lại không ngần ngại rút ví để trả cho một món hàng made in Vetnam. Đơn giản vì nó mang những thương hiệu quốc tế nổi tiếng, lại được bán ở Nhật,
“Săn” hàng made in Vietnam ở nước ngoài

Ta đi “khuân củi về rừng”

Ngày chưa xa lắm, độ hơn chục năm trước, ai được đi shoping ở Mỹ thì rộn ràng thôi rồi! Những chiếc áo sơ mi mát mịn, phẳng phiu; Chiếc túi xách kiểu cách, sang trọng; Đôi giày da bóng loáng… Tất cả đều đậm chất “tư bản” mà bất kỳ người Việt nào cũng mơ ước. Người cũ rủ rỉ với người mới “Mua hàng ở Mỹ thì cứ nhắm mắt mà mua. Chất lượng đã được kiểm định”. Thế là “nhắm mắt” mua hàng bằng thật. “Thương hiệu” được hiểu là “hàng mua tại Mỹ”.

Khi về nước, ai nấy đều trầm trồ với những chiếc áo được may cẩn thận, kỹ càng từ đường cua, cắt cúp đến cả sự đối xứng của đường chỉ trên từng khuy áo. Giày cũng vậy, kiểu dáng đẹp thôi rồi… Đến khi nhòm kỹ… Ôi! Nhiều sản phẩm trong số đó ghi made in Vietnam, thương hiệu Mango, Pierre Cardin, Calvin Klein, Nike, Timberland… Cứ tưởng hàng ngoại, hóa ra là nội gắn mác ngoại.

Thế là món hàng bỗng… kém “thiêng” hơn một chút. Người đi shoping ở châu Âu, Nhật Bản…, khi mua hàng nội mác ngoại cũng mang cảm giác tương tự.

Dần dà người ta cũng quen dần với việc hàng hiệu được sản xuất ở Việt Nam, với khái niệm là nhãn hàng của công ty, tập đoàn nọ sản xuất ở nước thứ ba… và bán ở thị trường Âu, Mỹ, Nhật, Australia, Canada…

Dần dà người ta cũng quen dần với việc hàng hiệu được sản xuất ở Việt Nam, với khái niệm là nhãn hàng của công ty, tập đoàn nọ sản xuất ở nước thứ ba… và bán ở thị trường Âu, Mỹ, Nhật, Australia, Canada…

Trừ những tín đồ quá khó tính, sang chảnh… còn thì những con dân đất Việt sính hàng ngoại, chẳng ngại ngần made in Vietnam, cứ kìn kìn khuân quần áo, giày dép, túi xách… từ nước ngoài về sử dụng hoặc làm quà cho người thân.

Black Friday, Mother day, Father day (Ngày thứ Sáu đen tối, Ngày của Mẹ, Ngày của Cha), những tuần siêu khuyến mãi ở các trung tâm shoping cách xa đất nước hàng ngàn cây số được các tín đồ thuộc nằm lòng. Những chuyến bay không biết mệt mỏi đưa họ đến những vùng trời xa xôi đó để mua hàng hiệu khuyến mãi. Trong đó có rất nhiều món đồ made in Vietnam.

 

Xếp hàng mua đồ giảm giá tại 1 cửa hàng của Michael Kors trong khu Outlet Mall in Ottawa - Canada

Gần lắm quê nhà

Xa xôi năm nhớ mười thương. Người xa quê nao lòng khi bắt gặp hàng Việt bày bán trên kệ hàng nơi xứ người. Những món đồ in dấu bàn tay người thợ Việt, được chắp cánh để bay đến phương trời xa lạ này.

Bạn tôi – một người Hà Nội xa quê tới ba chục năm, hiện sống ở Toronto (Canada) nói: “Bây giờ phương tiện đi lại dễ dàng, thời internet, thế giới trong lòng tay… nỗi nhớ quê vì thế mà nguôi ngoai ít nhiều. Mỗi lần đi mua sắm, bắt gặp các thương hiệu Việt như cà phê Trung Nguyên, bia Sài Gòn, sữa tươi Vinamilk, sữa đặc Driftwood do Vinamilk sản xuất; những đồ ăn mang quốc hồn quốc túy như phở, nem rán, gỏi cuốn, bánh cuốn… không những cảm thấy tự hào mà còn thấy quê hương rất gần. Một địa điểm ưa thích của tôi là Tanger outlet/cookstown – trung tâm bán hàng giảm giá của các thương hiệu nổi tiếng. Tôi có thể tìm mua ở đây các loại quần áo, giày dép, túi xách thời trang made in Vietnam. Giá cả thì thôi, miễn bàn, cứ mua được món đồ yêu thích là vui như tết”.

Tại một Tanger outlet như thế, người viết bài này cũng từng mua các loại giày công sở, dép xăng đan thời trang… của các thương hiệu lớn, sản xuất tại Việt Nam, giá đồng loạt 19,9 $, trong khi giá gốc từ 75 $ đến vài trăm $/ đôi. Một đôi giày Nike (xuất xứ Việt Nam) được giảm tới 80%, chỉ còn hơn 40 $. Chiếc áo sơ mi của Calvin Klein chỉ còn có 25 $. Quần áo bình dân Zara, H&M thì thường xuyên tung chiến dịch giảm giá tới 80%, giá thấp nhất cho một món đồ có khi chỉ trên dưới 10$...

Đúng là, vui - cười như Liên Xô được mùa! Xin nói thêm, nếu vẫn mặt hàng đó, nếu được bán trong các shop đồ hiệu ở Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh, các chủ cửa hàng không “chém” đắt gấp chục lần thì không được gọi là người… biết kinh doanh!
Vụ Black Friday vừa qua, các chủ trang web bán hàng xách tay phải nói là múa bàn phím thoải mái, đếm tiền mệt nghỉ.

Trong số hàng hiệu được rinh về tất nhiên là có không ít hàng made in Vietnam. Các công ty du lịch cũng không bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền. Mùa giảm giá đồng thời là mùa làm ăn của họ khi khách hàng sẵn sàng “thích là nhích” – vừa được ngao du, vừa được mua hàng hiệu giá rẻ.

Đố ai tìm thấy sản phẩm dược phẩm của hãng Tenamid (bán tại Việt Nam, được quảng bá là có xuất xứ từ Canada) tại thị trường Canada? Tương tự như thế là sâm Alipas... Người ta gọi đó là “công nghệ tráng men”, biến hàng nội thành hàng ngoại.

... Và sự khác biệt

Có gì khác giữa hàng made in Vietnam bán ở trong nước và nước ngoài? Một câu hỏi rơi vào đúng ma trận. Cũng với thương hiệu đó, nếu bán trong hệ thống của công ty sở hữu (hoặc nhượng quyền) thương hiệu đó, giá cao ngất, cao hơn nhiều so với hàng hiệu cùng thương hiệu vào mùa giảm giá ở nước ngoài. Bên cạnh đó, có nhiều cửa hàng bán mặt hàng y chang với giá chỉ bằng một phần hai hoặc ba.

Người mua hàng sẽ được lý giải là do hàng có lỗi nhỏ bị khách hàng trả về. Hoặc hàng sản xuất quá số lượng so với hợp đồng... Nhiều người đã dở khóc dở cười với loại hàng nội mác ngoại này. Khi rinh hàng về, nếu không gặp phải sự cố lớp lót rộng hơn áo ngoài thì cũng đuôi áo vểnh, hoặc là kéo khóa túi bị tuột sau một lần sử dụng... Đó chính là nỗi đau không tỏ cùng ai của những tín đồ hàng hiệu.

Còn nữa, nhiều loại hàng made in Vetnam hẳn hoi nhưng lại phải lấy xuất xứ từ bên ngoài, để chiêu dụ khách hàng. Thương hiệu giày dép, túi xách Vascara là một ví dụ. Nhiều năm trước, người ta chỉ lờ mờ được biết, nó có xuất xứ Brazil. Sau này khi thương hiệu đã nổi, chất lượng được khẳng định thì nó chính thức được công bố là hàng Việt 100%. Thiết bị vệ sinh và vật liệu xây dựng Datkeys cũng vậy. Nó từng bán rất chạy vì người tiêu dùng từng “tưởng bở” nó là của Malaysia và Thái Lan... Nay thì xuất xứ made in Vietnam đã được trả về chủ của nó, nhờ uy tín và chất lượng được người tiêu dùng thẩm định trong nhiều năm.

Trên thị trường chắc chắn còn không ít mặt hàng mang thương hiệu ngoại nhưng không hề tìm thấy ở nước sản xuất. Đố ai tìm thấy sản phẩm dược phẩm của hãng Tenamid (bán tại Việt Nam, được quảng bá là có xuất xứ từ Canada) tại thị trường Canada? Tương tự như thế là sâm Alipas... Người ta gọi đó là “công nghệ tráng men”, biến hàng nội thành hàng ngoại. Chất lượng thế nào? Với các loại thuốc/thực phẩm chức năng chữa hoặc hỗ trợ chữa bệnh thì (hình như) yếu tố niềm tin là vô cùng quan trọng!

Săn hàng made in Vietnam ở các nước thuộc top giàu có cái thú của nó. Thứ nhất là giá thường rẻ hơn hàng sản xuất ở nước bản địa. Thứ hai là có thể ngẩng mặt lên mà nói với bạn bè ngoại quốc là hàng Việt Nam sản xuất đấy. Người Việt cực khéo tay và vân vân…

Với đa phần người Việt sống xa Tổ quốc, nhìn thấy sản phẩm made in Vietnam trên kệ hàng xứ người là lòng bỗng rưng rưng những rưng rưng. Còn khi đọc thông tin về các sản phẩm Việt xuất ra nước ngoài thì rõ là đã cái bụng. Bia Sài Gòn xuất khẩu đến 33 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ Á sang Âu…; Vinamilk xuất khẩu đến 35 nước với doanh thu 200 triệu USD/ năm. Giày da sắp đạt kim ngạch xuất khẩu 20 tỷ USD/năm; May Việt Tiến cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu để cán đích 1 tỷ USD vào năm 2020...

Đó là chưa kể đến Vietnam Airlines được Tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng không Anh Skytrax công nhận là hãng hàng không 4 sao và xếp hạng 14 trong số 20 hãng hàng không có hạng phổ thông tốt nhất thế giới…

Người viết bài này đang có mặt ở thành phố Brisband thuộc bang Queensland, Australia. Trước khi quay về Việt Nam, công việc ưa thích nhất là săn hàng hiệu giá rẻ, ưu tiên hàng made in Vietnam. Chắc chắn thế.

dự án 423 minh khai

Có thể bạn quan tâm