Bất động sản 6 tháng cuối năm: Những gam màu sáng tối

Cuối tháng 5 năm 2107, khi báo Tuổi Trẻ chạy dòng tít: “Đất nền 1 ngày 3 giá, Thành ủy TP.HCM vào cuộc chấn chỉnh”, cứ tưởng thị trường sẽ rơi vào vắng lặng. Nhưng bức tranh của thị trường 6 tháng cuố
Bất động sản 6 tháng cuối năm: Những gam màu sáng tối

Trong cuộc họp giao ban giữa thành ủy với các cơ quan ban ngành, ông Tất Thành Cang -Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM khẳng định: Mọi sự phát triển của TP.HCM về kinh tế - xã hội, đô thị, hạ tầng là phải theo quy hoạch được duyệt chứ không phải phát triển tràn lan. Những quy hoạch chưa tổ chức thực hiện được thì có chính sách để đảm bảo cuộc sống của người dân trong vùng quy hoạch.

Sở dĩ, ông Cang có phát biểu quyết liệt trên vì TP.HCM chứng kiến cơ sốt đất chưa từng có trong lịch sử. Tại các quận huyện của TP.HCM, có những thời điểm giá đất đã tăng 50% so với trước đó 1 năm 2016.

Sự quyết liệt đó của TP.HCM là cần thiết. Nó trả lại cho thị trường tính minh bạch, có hệ thống và đúng luật. Sau chỉ đạo và hàng loạt những hành động quyết liệt của TP.HCM đặc biệt là đầu mối ở sở xây dựng, đã được triển khai nhằm mang lại sự trong sạch, minh bạch cho thị trường.

Trong cuộc họp báo thường kì tháng 7, ông Bùi Văn Hiếu, Chánh Văn phòng Sở Xây dựng TPHCM cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Sở Xây dựng tổ chức tuần tra, kiểm tra gần 52.000 lượt. Trong đó, đã phát hiện 1.595 trường hợp vi phạm, tăng 309 trường hợp (24%) so với cùng kỳ. Và chỉ đạo từ ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở xây dựng: cần phải xử lý nghiêm để mang lại tính minh bạch cho thị trường.

Ngoài nguồn vốn từ trong nước, nguồn vốn ngoại đang tiếp tục tiếp sức cho thị trường BĐS tiếp tục phát triển trong thời gian tới, bất động sản là ngành đứng thứ 4 thu hút nguồn vốn FDI tính từ đầu năm đến nay.

Điển hình, TP.HCM đã quyết định xử phạt hành chính công ty TDS xây dựng sai phép với mức phạt lên đến 1 tỷ đồng. Và sau khi Thương Gia và nhiều báo phải ánh, TP.HCM đã có chủ trương cưỡng chế phần sai phạm của chủ đầu tư này. Thị trường đã đón nhận các quyết định trên với phản ứng tức thì. Giá đất ở khu Đông TP.HCM bắt đầu giảm từ 10% đến 15%. Số lượng căn hộ bung ra thị trường bắt đầu chững lại.

Tuy nhiên, gam màu của thị trường không hoàn toàn tối. Nó cần một sự điều chỉnh đúng lúc và tính minh bạch cần được đề cao. Theo đó, ánh sáng đã hiển lộ.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội bất động sản (BĐS) Việt Nam, lượng giao dịch tiếp tục ổn định, tính thanh khoản tốt lên, hàng tồn kho giảm, cơ cấu hàng hóa được điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường. Ngoài nguồn vốn từ trong nước, nguồn vốn ngoại đang tiếp tục tiếp sức cho thị trường BĐS tiếp tục phát triển trong thời gian tới, bất động sản là ngành đứng thứ 4 thu hút nguồn vốn FDI tính từ đầu năm đến nay.

Trong báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam, trong quý I/2017, ngành du lịch Việt Nam khởi đầu tốt đẹp với 3,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng này tiếp nối con số kỉ lục năm 2016 với 10 triệu lượt khách quốc tế. Dự kiến, con số cuối năm nay có thể lên đến 11,5 triệu. Trong đó, các điểm du lịch ven biển có vai trò đặc biệt quan trọng.

Ông Nguyễn Trần Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định: Tiềm năng của bất động sản nghỉ dưỡng là rất lớn. Theo ông Nam, nếu mỗi năm du lịch tăng 30 - 40% thì đến năm 2020, Việt Nam có thể đạt khoảng 20 triệu khách nước ngoài.

Ở miền Trung, FLC đã tuyên bố vận hành Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Quy Nhơn có diện tích 1.300 ha, tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục biệt thự nghỉ dưỡng và khách sạn 5 sao 1.500 phòng, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ, sân golf 36 hố, học viện golf, khu du lịch sinh thái biển, khu công viên động vật hoang dã, khu tâm linh...

Tại Đà Nẵng, Tập đoàn Empire đã phát triển Dự án Cocobay có tổng diện tích khoảng 31ha bao gồm bãi biển xanh ngát trải dài 600m, với tổng mức đầu tư dự án Cocobay khoảng 500 triệu USD. Không chỉ có thế: VinGroup, Sun Group, Nova Land, Hưng Thịnh, Ceo Group... vẫn tiếp tục ra mắt thị trường nhiều dòng sản phẩm trên từng phân khúc. Thị trường vẫn cứ tiếp tục phát triển, cho dù, ở đâu đó vẫn còn âu lo.

Vì vậy, đánh giá chung về thị trường BĐS sáu tháng cuối năm, một chuyên gia khẳng định với Thương Gia: Vẫn có nguy cơ nhưng cũng đầy cơ hội. Quan trọng là doanh nghiệp biết tận dụng nó theo chiều hướng nào!

Ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng): 

Thị trường chỉ kém một tí, chứ không vấn đề gì!

Bất động sản 6 tháng cuối năm: Những gam màu sáng tối ảnh 1

Hà Nội và TP.HCM là những thị trường BĐS lớn, “nóng” hay “lạnh” cũng chủ yếu bắt nguồn từ 2 thị trường này. Qua theo dõi rất chặt chẽ 2 thị trường này thì có thể thấy rằng, sau thời gian trầm lắng giai đoạn 2010 đến 2014, thị trường đã phục hồi rất tốt trong năm 2015 – 2016.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, chúng tôi thấy rằng thị trường có kém đi một tí, chứ không có vấn đề gì! Riêng tại TP.HCM có xảy ra hiện tượng “sốt” đất tại các vùng ven nhưng đã xử lý kịp thời, ổn định trở lại.

Một số điểm nóng khác như xung quanh khu vực dự án Sân bay Long Thành cũng có xảy ra hiện tượng đầu cơ. Nhưng quan điểm của tôi là không ngại đầu cơ bởi trong cơ chế thị trường, việc đầu tư, kinh doanh mua bán là hết sức bình thường.

Vai trò của Nhà nước là điều tiết thị trường bằng công cụ chính sách để giữ cho thị trường phát triển ổn định, lành mạnh, công khai, bạch. Hiện Bộ Xây dựng đang xây dựng đề án dự báo thị trường BĐS trong trung hạn và đề ra các giải pháp. Qua phản ánh, kiến nghị từ phía doanh nghiệp, chúng tôi cũng nhận thấy còn nhiều vướng mắc và đang từng bước tháo gỡ.

Như vấn đề giải phóng mặt bằng khó khăn, Chính phủ Chính phủ đã ban hành Nghị định 01 (tháng 1/2017) sửa các điều liên quan đến đất đai như giá đất, thu tiền sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng… có quy định, trong thời hợp chủ đầu tư đã đền bù đến 80%, phần còn lại không làm được thì kiến nghị chính quyền hỗ trợ, cưỡng chế. Một số vấn đề mới nảy sinh như căn hộ officetel, căn hộ condotel, Chính phủ cũng đã giao các bộ ngành tìm giải pháp hoàn thiện.

Ông Ngô Quang Phúc, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM:

Nguồn cung BĐS đang gặp thách thức

Bất động sản 6 tháng cuối năm: Những gam màu sáng tối ảnh 2

Mới đây, HoREA đã có báo cáo gửi các cơ quan nhà nước nhận định tình hình thị trường BĐS TP.HCM 6 tháng đầu năm và kiến nghị một số giải pháp. Đối với thị trường BĐS thì chúng ta nên quan tâm tới 4 vấn đề chính là: Nguồn cung, các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu, quản lý nhà nước về BĐS và các yếu tố hỗ trợ. Đầu tiên phải kể đến điểm nghẽn về tiền sử dụng đất.

Đây vừa là gánh nặng, vừa là ẩn số khó lường vì khi tạo lập dự án, doanh nghiệp chưa thể biết tiền sử dụng đất là bao nhiêu, khó mà tính toán phương án đầu tư hiệu quả. Thứ hai là điểm nghẽn về giải phóng mặt bằng, hiện cực kỳ gian nan và thử thách.

Thứ ba là điểm nghẽn về chuyển nhượng BĐS cũng gặp nhiều vướng mắc. Chúng ta đã cho phép chuyển nhượng dự án nhưng lại ràng buộc những điều kiện khắt khe như phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nghĩa là phải hoàn tất giải phóng mặt bằng, hoàn thành nghĩa vụ tài chính… rất khó để thực hiện. Hiệp hội đã nhiều lần kiến nghị cơ chế thông thoáng hơn, chẳng hạn như chỉ cần giải phóng xong mặt bằng là có thể cho phép chuyển nhượng.

Thứ tư là điểm nghẽn về chính sách tín dụng khi việc tiếp cận tín dụng của các chủ đầu tư ngày càng khó khăn hơn. Ngân hàng sàng lọc kỹ hơn, chỉ cho vay các dự án thật tốt, có tính thanh khoản, phù hợp với nhu cầu thị trường. Thứ năm là điểm nghẽn về thủ tục hành chính, dù đã cải thiện nhưng vẫn rất chậm, một phần do quá tải.

Với thực trạng như vậy thì từ nay đến cuối năm, nguồn cung BĐS sẽ không nhiều như những năm trước. Lượng cầu thời gian qua cũng có xu hướng giảm nhưng theo tôi, chủ yếu giảm ở nhu cầu đầu cơ, chứ lượng cầu thực không giảm.

Các sản phẩm từ 1 – 2 tỷ vẫn kinh doanh rất tốt. Vì vậy, trong giai đoạn này các nhà đầu cơ cần xem xét thận trọng, còn đây vẫn là thời điểm vàng đối với những người mua nhà để ở.

Anh Hoàng Văn Phong – Trưởng phòng Dự án Hội Sở ĐXMB tại Quảng Ninh

“BĐS tại tỉnh lẻ vẫn giữ được sự bình ổn

và dấu hiệu thắng thế của BĐS trung, thấp cấp”

Bất động sản 6 tháng cuối năm: Những gam màu sáng tối ảnh 3

Thời điểm này tôi đánh giá BĐS cao cấp có phần chững lại nhường chỗ cho sự đi lên của BĐS trung và cấp thấp. Tiền trong dân vẫn còn rất nhiều để đầu tư BĐS cấp thấp hoặc người dân đã có nhà muốn đổi nhà mới sang cấp cao hơn. Với thị trường BĐS tỉnh lẻ trong bối cảnh chung BĐS cao cấp dần bão hòa, tình hình giao dịch vẫn giữ sự ổn định. Phân khúc BĐS cao cấp có dấu hiệu lắng lại khiến nhiều người nhận ra sự phát triển của BĐS cấp thấp.

Có thể bạn quan tâm