BĐS Công nghiệp: Tìm động lực tăng trưởng kinh tế trong thời dịch Covid-19

Theo chuyên gia kinh tế TS Lê Xuân Nghĩa, dịch Covid-19 không ảnh hưởng đến bất động sản (BĐS) công nghiệp. Thậm chí đây còn là một yếu tố để thị trường này tìm thấy cơ hội tăng trưởng trong thời gian tới.

Đại dịch Covid-19: Vấn đề ngắn hạn

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Chuyên gia kinh tế, Thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, Covid-19 không phải vấn đề mang tính cấu trúc hay chu kỳ nên không ảnh hưởng quá nhiều đến phân khúc bất động sản công nghiệp.

Ông Nghĩa cũng khẳng định, Covid-19 còn là một yếu tố tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Ngay cả trong giai đoạn đang dịch như hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn không ngần ngại đầu tư vào Việt Nam khi nhìn nhận Covid-19 chỉ là vấn đề ngắn hạn, không phải vấn đề dài hạn.

Covid-19 không phải vấn đề mang tính chu kỳ nên không ảnh hưởng đến phân khúc BĐS Công nghiệp
Covid-19 không phải vấn đề mang tính chu kỳ nên không ảnh hưởng đến phân khúc BĐS Công nghiệp

Các nhà đầu tư đánh giá cao quốc gia thân thiện, an toàn như Việt Nam. Covid-19 là thời điểm để nhà đầu tư BĐS công nghiệp chuẩn bị cơ sở, kế hoạch, tiềm lực để đón đầu những ưu đãi của hiệp định thương mại Việt Nam – EU.

Sản xuất công nghiệp vẫn tăng

Mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19 nhưng các ngành công nghiệp vẫn duy trì, ổn định và tiếp tục tăng trưởng khá. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch đầu tư, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 2/2020 ước tính tăng 8,4% so với tháng 01/2020 và tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2019IIP 2 tháng 2020 ước tăng 6,2%, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,4%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,4%.

Trong 2 tháng đầu năm, ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 4 tỷ USDRiêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 797,8 triệu USD, chiếm 16%. Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1.428,5 triệu USD, chiếm 25,3%. Đây là một con số cho thấy ngành công nghiệp của Việt Nam vẫn không ngừng tăng lên, bất chấp sự khó khăn của đại dịch Covid-19.

Trong số 38 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,1 tỷ USD, chiếm 82,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc 418,5 triệu USD, chiếm 8,4%; Đặc khu Hành chính Hồng Kông (TQ) 167,1 triệu USD, chiếm 3,3%; Hàn Quốc 98,1 triệu USD, chiếm 2%; Nhật Bản 65,5 triệu USD, Đài Loan 45 triệu USD, chiếm 0,9%; Hà Lan 37,4 triệu USD, chiếm 0,7%; Seychelles (Xây-sen) 18 triệu USD, chiếm 0,4%.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2020 vẫn tăng trưởng, ước tính đạt 74 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 36,9 tỷ USD, tăng 2,4%; nhập khẩu đạt 37,1 tỷ USD, tăng 2,4%.

Làm gì để đón đầu cơ hội khi qua dịch Covid-19?

Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, nếu Chính phủ kiểm soát thành công dịch bệnh, góp phần giảm thiểu suy giảm kinh tế thì nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam còn tăng mạnh hơn nữa. Khi Covid-19 đi qua, nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu sẽ phục hồi trở lại, để đón đầu cơ hội phát triển, các doanh nghiệp cần chuẩn bị một thế năng vững chắc để bứt phá nhanh hơn khi mà dịch bệnh ngừng lại. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói: Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ như cái lò xo bị nén, cần chuẩn bị tốt để khi Covid-19 qua đi, sức nén của lò xo sẽ bật ra mạnh mẽ trong thời gian tới. 

Sau đại dịch sẽ là sự bùng nổ nhu cầu trên toàn cầu, sản xuất, tiêu dùng sẽ phục hồi trở lại nhanh chóng. Các doanh nghiệp Việt Nam khi đó đã có sự chuẩn bị tốt để bắt nhịp và đón đầu sự bùng nổ của thị trường, phân khúc bất động sản công nghiệp sẽ nhận được sự quan tâm mạnh mẽ trong mắt nhà đầu tư quốc tế. 

Có thể bạn quan tâm