Bộ Công Thương đổi tên dự thảo bị 'tố can thiệp quyền của doanh nghiệp

Trước ý kiến phản đối về các đề xuất mới của Bộ Công Thương có bóng dáng như một dạng giấy phép con mới và can thiệp vào quyền kinh doanh của doanh nghiệp trong khi hoạt động siêu thị, trung tâm thươn
Bộ Công Thương đổi tên dự thảo bị 'tố can thiệp quyền của doanh nghiệp

Sau khi nhận được góp ý của VCCI, hiệp hội ngành hàng và các chuyên gia xung quanh dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối, Bộ Công Thương đã thay đổi tên dự thảo nghị định bằng Nghị định về quản lý và phát triển hạ tầng thương mại.

Bộ Công Thương cho hay, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan, Bộ Công Thương đã và đang xem xét tiếp thu, chỉnh sửa để hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại.

Đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan, Bộ Công Thương đã xem xét tiếp thu, chỉnh sửa để hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trước khi trình Chính phủ xem xét, phê duyệt. Việc xây dựng lại dự thảo thực hiện theo hướng giảm điều kiện kinh doanh, đưa ra khỏi dự thảo các nội dung đã quy định ở các Luật, Nghị định khác.

Đây là bước đầu tiên để lấy ý kiến trước khi Bộ Công Thương hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại.

“Bộ Công Thương hoan nghênh mọi ý kiến góp ý, bổ sung đối với đề nghị xây dựng Nghị định. Với các mục tiêu đã nêu, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện đề xuất xây dựng dự thảo Nghị định theo đúng trình tự và quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, đại diện Vụ Thị trường trong nước cho hay.

Theo dự thảo về phát triển và quản lý ngành phân phối được Bộ Công Thương xây dựng, có quy định yêu cầu siêu thị, trung tâm thương mại phải mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ, tối thiểu từ 10h sáng đến 22h tối. Dự thảo cũng quy định cả việc về tần suất và số lượng mặt hàng được giảm giá. Cụ thể, Bộ Công Thương yêu cầu mỗi năm, các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ được tổ chức 3 đợt bán hàng giảm giá. Các đợt giảm giá phải được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền. Mỗi đợt giảm giá phải diễn ra trong tối thiểu 30 ngày, số lượng và ngày diễn ra chương trình giảm giá phải được thông báo cụ thể tại mỗi quảng cáo.

Ngoài ra, mỗi đợt bán hàng giảm giá sau phải cách đợt bán hàng giảm giá trước ít nhất 30 ngày. Chưa kể trong đợt giảm giá, phải có ít nhất 70% hàng hóa được bày bán tại siêu thị, trung tâm thương mại nằm trong chương trình giảm giá.

Không chỉ quy định cụ thể cách thức kinh doanh của doanh nghiệp, dự thảo còn quy định về việc “những người thuộc diện sản xuất nhỏ, tự tiêu thụ sản phẩm của mình (nông dân, thợ thủ công…) và những người buôn bán nhỏ, hàng rong, quà vặt được bố trí bán hàng trong chợ ở khu vực riêng dành cho người kinh doanh không thường xuyên tại chợ và phải chấp hành Nội quy chợ”.

Cùng với việc quy định chi tiết về tần suất khuyến mại, Bộ Công Thương cũng quy định khá sâu về tiêu chuẩn của siêu thị với yêu cầu phải “có diện tích kinh doanh từ 250m2 đến dưới 10.000 m2” và phải phân bố ít nhất 30% gian hàng cho các sản phẩm có nguồn gốc từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Cùng đó, siêu thị phải có "các dịch vụ giao hàng tận nhà, bán hàng qua internet, qua bưu điện, điện thoại".

Góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về phát triển và quản lý ngành phân phối, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho rằng, Bộ Công Thương đang bộc lộ nhiều lúng túng trong xây dựng luật thông qua việc can thiệp quá sâu vào vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Chưa kể một số quy định có bóng dáng của việc “cài” các giấy phép con.

Có thể bạn quan tâm