Bộ Xây Dựng đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự chủ đầu tư có sai phạm

Mới đây, Bộ Xây dựng đã đề xuất Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ thể có hành vi vi phạm, đặc biệt là hành v
Bộ Xây Dựng đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự chủ đầu tư có sai phạm

Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố kiên quyết tổ chức cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư đã ban hành, xử lý nghiêm các trường hợp thành viên Ban Quản trị sử dụng kinh phí bảo trì trái quy định của pháp luật.

Bộ Xây dựng đã chỉ rõ, có tới 215 dự án bất động sản có khiếu nại, tranh chấp tại 43 địa phương. Còn ở Hà Nội, trong số 688 cụm, tòa nhà chung cư đã đưa vào sử dụng, có 279 chung cư chưa thành lập ban quản trị, 379 chung cư chưa bàn giao diện tích sở hữu chung và phòng sinh hoạt cộng đồng cho Ban Quản trị và cư dân.

Thậm chí, có chung cư đưa vào sử dụng hơn 12 năm (chung cư 57 Láng Hạ, quận Đống Đa) vẫn chưa có Ban Quản trị. Do vậy, sau khi tổng kiểm tra, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu chuyển cơ quan cảnh sát để điều tra, xử lý đối với hồ sơ của 10 chung cư trên địa bàn thành phố xảy ra các vi phạm về quản lý, sử dụng, phòng cháy chữa cháy.

Từ thang máy chung cư hỏng đến thiết bị rơi lủng lẳng, lối thoát hiểm bị bịt kín và đèn chiếu sáng có như không là hình ảnh thường thấy tại nhiều khu chung cư hiện nay

Có thể nói, tình trạng vi phạm trong quản lý vận hành nhà chung cư của các chủ đầu tư trong thời gian qua đã khiến các tòa nhà này ngày càng xuống cấp, là nguyên nhân phát sinh nhiều vụ hỏa hoạn nghiêm trọng, gây bức xúc trong cư dân.

Một phần nhỏ chung cư bàn giao quỹ bảo trì

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện chỉ có khoảng 20% dự án nhà chung cư đã đi vào hoạt động được bàn giao quỹ bảo trì. Đối với hợp đồng mua bán nhà ở chung cư hiện nay, bên mua phải chuyển tiền phí bảo trì có giá trị 2% giá mua nhà. Đây chính là nguyên nhân khiến người mua gặp rủi ro bởi không có cơ chế nào giám sát chủ đầu tư sử dụng, bàn giao tiền phí bảo trì - ông Đỗ Hoàng Sơn, chuyên gia bất động sản nhận định.

Bên cạnh đó, không ít chủ đầu tư giữ quỹ bảo trì làm ăn thua lỗ mất khả năng thanh toán. Có chủ đầu tư còn dùng quỹ bảo trì vào việc riêng, gặp khó khăn trong việc hoàn trả nên đã cố tình trì hoãn hoặc không tổ chức hội nghị nhà chung cư khiến cho tòa nhà chưa có Ban Quản trị, không có đơn vị đủ tư cách tiếp quản quỹ bảo trì…

Hơn nữa, tại nhiều khu chung cư, Ban Quản trị dù đã được thành lập nhưng vai trò khá mờ nhạt, hiểu biết pháp luật chưa đầy đủ nên khả năng đấu tranh cho quyền lợi của mình còn thấp. Ngoài ra, do phí bảo trì tại các chung cư là khá lớn, có khi lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng, nếu bàn giao phí này cho Ban Quản trị thì chủ đầu tư sẽ mất đi nguồn thu lớn từ tiền lãi hàng tháng.

Để giải quyết vấn đề này, Điều 36 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở đã quy định, trong thời hạn 7 ngày sau khi Ban Quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao toàn bộ phí bảo trì cho Ban Quản trị. Nếu không bàn giao sẽ thực hiện các thủ tục cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì theo quy định tại Điều 37 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

Theo đó, trình tự cưỡng chế sẽ là: Ban quản trị gửi văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì; UBND tỉnh ra văn bản đề nghị chủ đầu tư bàn giao kinh phí; Nếu chủ đầu tư không bàn giao thì UBND tỉnh ra quyết định cưỡng chế.

Biện pháp cưỡng chế thực hiện bằng các cách: Chuyển từ tài khoản phí bảo trì đã lập, từ tài khoản khác của chủ đầu tư hoặc xử lý tài sản của chủ đầu tư. Trong quá trình thực hiện cưỡng chế, nếu phát hiện chủ đầu tư có hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì UBND tỉnh phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm