Bớt gánh nặng phí rút tiền ATM?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất hạn mức rút tiền một lần từ máy ATM sẽ không thấp hơn 5 triệu đồng, thay vì mức 2 triệu đồng lâu nay. Khách hàng sẽ được hưởng lợi vì tiết kiệm số lần giao dịch, phí
Bớt gánh nặng phí rút tiền ATM?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất hạn mức rút tiền một lần từ máy ATM sẽ không thấp hơn 5 triệu đồng, thay vì mức 2 triệu đồng lâu nay. Khách hàng sẽ được hưởng lợi vì tiết kiệm số lần giao dịch, phí rút tiền, ngược lại ngân hàng sẽ chịu “thiệt” giảm nguồn thu phí.

Hiện, NHNN đang lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 36 về quản lý, vận hành và bảo đảm an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động (ATM). Một nội dung sửa đổi đáng chú ý là nâng hạn mức rút tiền nội mạng từ 2 triệu đồng đến “không thấp hơn 5 triệu đồng/lần”. Ngán rút tiền ở ATM Nhiều khách hàng hiện vẫn đang than phiền rằng hạn mức rút tiền một lần thấp, chỉ 2-5 triệu đồng, khiến họ mất nhiều công sức, thời gian giao dịch nếu có nhu cầu rút số tiền lớn hàng chục triệu đồng. Từ năm 2015, khách hàng càng bức xúc với chính sách thu phí giao dịch mới của các ngân hàng, cụ thể, phí rút tiền tăng lên 1.100 đồng/lần giao dịch nội mạng, 3.300 đồng/lần giao dịch ngoại mạng. Chị Thanh Lan (quận Đống Đa, Hà Nội) tỏ ra ngán ngẩm khi nhắc lại lần rút tiền kỷ lục lên tới… 40 lần tại máy ATM của một ngân hàng TMCP lớn trong nhóm 4. “Hôm đó là ngày Chủ nhật, ngân hàng đóng cửa nên tôi buộc phải rút số tiền 200 triệu đồng ở ATM để thanh toán tiền mua hàng. Do hạn mức rút tiền tối đa một lần chỉ là 5 triệu đồng/lần, nên tôi và bạn đã phải thay phiên nhau rút tiền, tổng cộng là 40 lần giao dịch. Thật là nhàm chán khi phải lặp lại một hành động như vậy”- Chị Thanh Lan nói. “Tại sao lại khống chế hạn mức rút tiền quá thấp, có ngân hàng cho phép rút tiền từ ATM tối đa 10 triệu đồng/lần, có nơi lại chỉ là 2 triệu đồng/lần. Hơn nữa, ngân hàng còn phân biệt khách hàng rút tiền nội mạng được rút nhiều tiền hơn khi rút tiền ở máy ATM của ngân hàng khác”- chị Lan thắc mắc. Cùng chung bức xúc, khách hàng tên Tuấn (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chỉ ra một số hạn chế về chất lượng dịch vụ khi giao dịch tại máy ATM. Đơn cử, ATM “nhả” tiền rách hỏng, nuốt thẻ, kẹt tiền, hết tiền vào dịp lễ Tết… “Nếu ngân hàng tăng mức rút tiền mỗi lần lên 5 triệu đồng thì giúp khách hàng giảm bớt số lần giao dịch, tiết kiệm thời gian. Nhưng liệu sắp tới, ngân hàng có tăng phí giao dịch lên gấp 2-3 lần để bù đắp hụt thu phí ATM hay không”- anh Tuấn lo lắng.
NHNN đề xuất nâng hạn mức rút tiền ATM lên không thấp hơn 5 triệu
Bài toán thu phí ATM Nếu ngân hàng tiếp tục tăng thu phí, mà chất lượng dịch vụ ATM không được cải thiện tốt hơn, thuận lợi hơn thì sẽ có thêm nhiều khách hàng quay lưng với ATM. Nhằm đem lại sự tiện lợi cho khách hàng, NHNN vừa đưa ra dự thảo sửa đổi Thông tư số 36/2012/TT-NHNN (năm 2012) về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy ATM. Trong đó, đề xuất tăng hạn mức rút tiền cho một lần từ 2 triệu đồng lên 5 triệu đồng. Thực tế, theo tìm hiểu của Thời báo Kinh Doanh, một số ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền từ ATM tối đa là 10 triệu đồng/lần ở một số địa bàn, tuỳ thời điểm và tuỳ loại máy ATM. Như máy ATM của ngân hàng Sacombank hiện hạn mức rút tiền cao nhất là 10 triệu đồng/lần, Vietcombank, Vietinbank, Agribank tối đa rút 5 triệu đồng/lần giao dịch… Hệ thống máy của các ngân hàng lớn hiện đã liên thông với nhau, cho phép rút tiền đối với thẻ của ngân hàng khác có liên kết. Tuy nhiên, do mức phí rút tiền ngoại mạng hiện cao hơn gấp 3 lần phí giao dịch nội mạng, nên khách hàng thường chọn máy ATM “chính chủ”. Một số khách hàng cho rằng với hạn mức rút tiền thấp, ngân hàng sẽ thu được nhiều phí hơn. Song phía ngân hàng lại cho rằng việc rút tiền ngoại mạng rủi ro cao hơn và xử lý sự cố giao dịch cũng phức tạp hơn… Với đặc thù hệ thống ATM thường bị quá tải vào dịp lễ Tết, ngân hàng cho rằng nếu cho phép khách hàng rút tiền ngoại mạng quá nhiều thì các máy ATM của ngân hàng lớn càng bị quá tải, vì các ngân hàng nhỏ có số lượng máy ATM rất hạn chế. Theo chủ trương của NHNN, việc đưa ra các quy định về giao dịch, vận hành hệ thống máy ATM là nhằm hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế. Do đó, việc sửa đổi thông tư 36 về quy định nâng hạn mức rút tiền cần được tính toán, phù hợp với thực trạng vận hành hệ thống ATM hiện nay. Còn mức phí giao dịch rút tiền ATM đã được NHNN quy định thống nhất trên toàn hệ thống, nhằm đảm bảo chi phí vận hành, quản lý cho ATM và phí ở mức hợp lý. Các ngân hàng thương mại cũng đã đầu tư nâng cấp hệ thống máy ATM hiện đại, chất lượng, đa tính năng… để phục vụ nhu cầu giao dịch ngày càng tăng của khách hàng. Toàn bộ nguồn thu phí giao dịch, mặc dù là số thu rất lớn, song theo một số lãnh đạo ngân hàng, “vẫn chưa đủ bù đắp chi phí đầu tư, vận hành, bảo dưỡng, bảo đảm an ninh cho máy ATM”.

Thu Hằng/Theo TBKD

 

Có thể bạn quan tâm