Các ngân hàng thương mại nhập cuộc đua giảm lãi suất

Sau khi Ngân hàng Nhà nước có quyết định hạ trần cả lãi suất tiền gửi và cho vay VND, hàng loạt ngân hàng thương mại bắt đầu nhập cuộc.
Các ngân hàng thương mại nhập cuộc đua giảm lãi suất

Việc điều chỉnh lãi suất diễn ra ở hầu hết các kỳ hạn, trong đó giảm mạnh nhất ở kỳ hạn dài trên 1 năm. Cụ thể, Vietcombank giảm 0,2 điểm phần trăm lãi suất với các kỳ hạn 1, 3 và 6 tháng, hiện dao động từ 4,3%/năm đến 5,3%/năm.

Tại VietinBank, lãi suất cao nhất hiện chỉ còn 6,8%/năm, giảm 0,2 điểm phần trăm so với trước đó. Mức lãi suất này áp dụng cho các kỳ hạn từ 24 tháng đến trên 36 tháng.

Thực hiện chỉ đạo của NHNN, BIDV đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động vốn thêm 0,2 điểm phần trăm đối với tất cả các kỳ hạn (thấp so với trần lãi suất quy định của NHNN).

Cụ thể, với các khoản tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng tối đa 0,8%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tối đa 5,0%/năm.

TPBank cũng thay đổi lãi suất huy động, mức lãi suất cao nhất khi gửi tại quầy của ngân hàng này từ 8,6%/năm xuống còn 7,6%/năm. Cụ thể, tại kỳ hạn 24 tháng, lãi suất cao nhất hiện chỉ còn 7,6%/năm. Trong khi trước đó, ở kỳ hạn này, TPBank áp dụng lãi suất lên tới 8,6%/năm cho khách hàng gửi từ 100 tỷ trở lên. Các kỳ hạn khác cũng trong xu hướng giảm, mức điều chỉnh từ 0,1-0,2 điểm phần trăm.

MB cũng điều chỉnh giảm lãi suất ở hầu hết kỳ hạn 0,1 điểm phần trăm. Trong đó, kỳ hạn 1 tháng ngân hàng giảm xuống còn 4,8%/năm; 6 tháng và 9 tháng giảm xuống 6,4%/năm. Các kỳ hạn dài hơn cũng đều bị giảm lãi suất xuống khoảng 7,2%/năm.

TPBank cũng đã thay đổi biểu lãi suất huy động với việc giảm lãi suất tiền gửi cao nhất từ 8,6%/năm xuống 7,6%/năm với tiền gửi kỳ hạn 18 tháng và 24 tháng. Trước đó, mức lãi suất cao nhất 8,6% được ngân hàng này áp dụng với các khoản tiền gửi kỳ hạn 24 tháng kèm điều kiện số dư gửi từ 100 tỷ trở lên.

Biểu lãi suất mới của VPBank đã điều chỉnh giảm mạnh ở hàng loạt kỳ hạn. Mức lãi suất cao nhất của nhà băng này đã giảm tới 0,4 điểm % từ mức 8%/năm trước đó. Đây là mức lãi suất áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn 18 tháng, 36 tháng, khi gửi từ 5 tỷ trở lên.

Ngoài ra, tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng này cũng đã giảm 0,2 điểm %, hiện còn 6,95%-7,15%/năm tùy số dư tiền gửi; lãi suất tiền gửi 9 tháng giảm 0,3 điểm %...

Trước đó, VietCapital Bank giảm lãi suất kỳ hạn 7 tháng từ 7,8%/năm, xuống 7,6%/năm, các kỳ hạn trên 24 tháng cũng giảm 0,1%/năm kể từ đầu tháng 11. Tương tự, Eximbank điều chỉnh giảm kỳ hạn 15 tháng, 18 tháng tại quầy giảm 0,2% còn 8,1%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm 0,1%, xuống 7,7%/năm. SCB giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 24 tháng từ 7,75%/năm, còn 7,55%/năm… 

Riêng lãi suất cho vay, ngoài Vietcombank vừa điều chỉnh giảm đồng loạt 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu bằng VND của doanh nghiệp trong 2 tháng cuối năm, thì ngày 18/11, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) công bố giảm tới 2% lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp và chủ hộ kinh doanh; giảm 3,6% lãi suất phục vụ mục đích sản xuất, chăn nuôi, nông nghiệp…

Việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động cũng là cơ sở để BIDV tiếp tục giảm lãi suất cho vay thêm 0,2%- 0,5%/năm so với lãi suất hiện hành và duy trì chính sách cho vay đối tượng ưu tiên tối đa 5,5%/năm (thấp so với quy định mới điều chỉnh của NHNN 0,5%/năm) đối với các lĩnh vực ưu tiên.

Theo ý kiến của một chuyên gia tài chính, quyết định giảm trần lãi suất của NHNN không gây nhiều bất ngờ cho thị trường, thậm chí có không ít ý kiến còn cho rằng quyết định này là hơi muộn. “Đây là bước đi hợp lý của cơ quan quản lý do điều kiện giảm lãi suất đã chín muồi”, vị chuyên gia này cho biết.

Có thể bạn quan tâm