Cần gắn thương hiệu với chất lượng

Theo đánh giá của ông Nguyễn Hải Anh – Giám đốc kinh doanh Công ty Vietbarter, thương hiệu Made in Vietnam trên trường quốc tế còn rất khiêm tốn. Để cải thiện điều này, việc tiên quyết, đó là phải gắ
Cần gắn thương hiệu với chất lượng

Vẫn rất khiêm tốn

Nhắc đến hàng hóa Made in Vietnam, người tiêu dùng trên thế giới mặc định sẽ chỉ là những sản phẩm nông lâm thủy hải sản, những nguyên liệu thô… sẽ là cá tra, sẽ là vải thiểu, là gạo, là hạt điều. Có chăng, cái tên “Made in Vietnam” được khiêm tốn xuất hiện trên những những sản phẩm da giày, may mặc, sản phẩm lắp ráp của các tập đoàn dệt may, điện tử viễn thông lớn trên thế giới vốn đặt nhà máy tại Việt Nam.

Tôi vẫn thường đọc thấy những bài báo, những thông tin cho rằng, Việt Nam hiện tại chưa làm ra nổi một chiếc ốc vít đúng tiêu chuẩn. Điều đó không phải là không đúng. Chúng ta đang yếu kém về trình độ lẫn ý thức lao động của người lao động. Chúng ta chưa bắt kịp với thế giới về trình độ công nghệ. Chúng ta hoàn toàn xa lạ với những phương pháp quản trị, điều hành tiên tiến nhất, hiện đại nhất.

Dẫu còn rất khiêm tốn trên trường quốc tế, nhưng tôi nhận định, bước đầu hàng Made in Vietnam đã dần thoát ra khỏi cái bóng của những sản phẩm thủ công, nông lâm thủy hải sản… Chúng ta đã có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, và dần dần, chúng ta có thể thành một mắt xích, một công xưởng của thế giới như cách người Hàn Quốc, người Trung Quốc đang mạnh mẽ đi lên.

Hành trình 10 năm của Samsung đầu tư tại Việt Nam, với 4 nhà máy với tổng doanh thu năm 2017 ước đạt 65.1 tỷ USD là con số thực sự rất ấn tượng. Ấn tượng lớn nhất đối với tôi, là nhãn hàng Made in Vietnam cùng với những sản phẩm của Samsung sẽ đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới. Samsung đã giúp chúng ta khẳng định một điều, 150.000 lao động đang làm việc tại 4 nhà máy của Samsung cũng như hàng triệu lao động tại Việt Nam đủ năng lực và kĩ thuật để có thể làm ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Để tạo dấu ấn cho thương hiệu Made in Vietnam phát triển, việc tiên quyết, đó là phải gắn thương hiệu Made in Vietnam với yếu tố “chất lượng”. Chúng ta không chỉ hô hào người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, trong khi sản phẩm tạo ra chưa hề tốt.

Thương hiệu gắn với chất lượng

Để tạo dấu ấn cho thương hiệu Made in Vietnam phát triển, việc tiên quyết, đó là phải gắn thương hiệu Made in Vietnam với yếu tố “chất lượng”. Chúng ta không chỉ hô hào người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, trong khi sản phẩm tạo ra chưa hề tốt. Ngay tại sân nhà, với sự ủng hộ của 100 triệu người tiêu dùng, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất loay hoay để có thể tạo nên những dấu ấn thực sự.

Doanh nghiệp Việt Nam, trước sự toàn cầu hóa mạnh mẽ của thế giới công nghệ và cuộc cách mạng 4.0, không gì khác, phải tự nâng cấp mình lên một “phiên bản” mới, với 4 giá trị cốt lõi như sau: Ý thức làm việc của người lao động được nâng cao; Năng lực chuyên môn của người lao động được cải thiện; Phương pháp quản lý, quản trị điều hành tiên tiến, hiện đại; Đặt chất lượng sản phẩm dịch vụ làm trọng tâm.

Tuy còn nhiều bất cập trong công tác quản lý, điều hành, của hệ thống pháp luật cũng như những rào cản về thủ tục hành chính, nhưng không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của phía các cơ quan quản lý nhà nước trong suốt thời gian vừa qua.

Không còn gì khác, ngoài việc chúng ta phải tự thay đổi. Thay đổi từ việc rút ngắn và tinh giản các thủ tục hành chính. Gỡ bỏ dần các “giấy phép con”, các cơ chế dạng phân phối xin – cho. Tạo sân chơi bình đằng và các ưu đãi đặc biệt với những doanh nghiệp start-up, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao phải xây dựng và thiết lập một hệ thống pháp luật vừa cứng rắn, vừa hết sức linh hoạt để bắt kịp với sự biến đổi không ngừng của thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị cấp cao APEC đã “định nghĩa” chiến lược “Chính phủ kiến tạo”. Đây không đơn thuần là một phát biểu, mà là một tầm nhìn, một chiến lược, một chương trình hành động với hàng loạt chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam. Đây là tín hiệu cực kì tích cực từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, là chìa khóa để khẳng định thương hiệu “Made in Vietnam”, đưa hàng “Made in Vietnam” vươn xa hơn nữa trên bản đồ thế giới.

Cần sự hỗ trợ

Vietbarter là một doanh nghiệp startup hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giải pháp và vận hành sàn thương mại điện tử trao đổi hàng hóa không dùng tiền mặt lần đầu tiên tại Việt Nam. Đối tượng khách hàng của chúng tôi hướng tới chủ yếu là các doanh nghiệp startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn ai hết, chúng tôi - những người kết nối các doanh nghiệp trẻ thành một cộng đồng trao đổi hàng hóa dịch vụ, hiểu rõ giá trị của uy tín và chất lượng sản phẩm quan trọng nhường nào tới yếu tố thành công của thương hiệu doanh nghiệp, nói rộng ra là thương hiệu hàng hóa “Made in Vietnam”.

Là một doanh nghiệp hoạt động trên cả hai lĩnh vực - công nghệ và xúc tiến thương mại, điều mong mỏi lớn nhất của Vietbarter cũng giống như hàng trăm, hàng ngàn các doanh nghiệp startup khác đó là sự mở cửa và ưu đãi hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Các rào cản về thủ tục hành chính, các giấy phép “con” trong lĩnh vực công nghệ cần được sớm thay đổi, tạo hành lang pháp lý rộng mở cho các công ty công nghệ tại Việt Nam. Trong kỉ nguyên 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, hàng loạt các startup công nghệ của Việt Nam, do người Việt Nam sáng tạo đã và đang tạo tiếng vang trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến hàng loạt các startup “Made in Vietnam” nhưng lại chỉ có thể thành công bên ngoài biên giới Việt Nam cũng vì những rào cản pháp lý kể trên.

Chúng ta không thiếu sự sáng tạo. Chúng ta không thiếu sự nhiệt huyết. Chúng ta dần bắt kịp và làm chủ các công nghệ tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực lập trình, giải pháp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Không có lý do gì, các sản phẩm công nghệ mang dấu ấn của người Việt Nam lại không thể thành công trên lãnh thổ Việt Nam, cũng như vươn xa trên toàn thế giới…

Nguyễn Hải Anh - Giám đốc kinh doanh Công ty Vietbarter

>> Nhạt nhoà thương hiệu “Made in Vietnam”

Có thể bạn quan tâm