CEO và chủ tịch AirAsia rời ghế điều hành vì cáo buộc hối lộ

Trong ít nhất 2 tháng tới, CEO và chủ tịch tập đoàn AirAsia sẽ không đảm nhận vị trí điều hành tập đoàn. Vào thời điểm này, Airbus đang phải chịu các cuộc điều tra liên quan đến việc hối lộ 50 triệu USD để giành được đơn đặt hàng từ công ty.
CEO và chủ tịch AirAsia rời ghế điều hành vì cáo buộc hối lộ

Hãng hàng không giá rẻ AirAsia đưa ra tuyên bố vào hôm qua (3/2) theo giờ địa phương về một uỷ ban bao gồm các thành viên không điều hành của ban quản trị AirAsia sẽ xem xét và thực hiện bất kỳ biện pháp cần thiết đối với các cáo buộc liên quan tới Airbus và AirAsia. CEO và chủ tịch tập đoàn AirAsia sẽ tạm thời rời khỏi vị trí đang đảm nhiệm trong ít nhất 2 tháng.

CEO Tony Fernandes và chủ tịch Kamarudin Meranun vẫn sẽ duy trì vai trò cố vấn, tuy nhiên, “chỉ trong với khía cạnh kinh tế của thương hiệu này" tại thời điểm khó khăn và đầy thách thức đối với ngành hàng không hiện nay. 

Giám đốc điều hành cấp cao của công ty, ông Tharumalingam Kanagalingam sẽ giữ vị trí quyền CEO, với những thay đổi liên quan sẽ có hiệu lực ngay lập tức. 

Uỷ ban chống tham nhũng Malaysia cũng tham gia vào cuộc điều tra. Uỷ ban chứng khoán Malaysia cũng cho biết họ sẽ kiểm tra xem AirAsia có vi phạm luật chứng khoán nào hay không. AirAsia cho biết họ chưa bao giờ đưa ra một quyết định mua hàng nào dựa trên lời hứa tài trợ của Airbus và họ sẽ hoàn toàn hợp tác với các Uỷ ban. 

Cổ phiếu của AirAsia và AirAsia X đã trượt giảm sau khi các cáo buộc của Tổng cuộc Điều tra Tội phạm Nghiêm trọng Anh Quốc (SFO) được đưa ra vào cuối tuần trước. Cổ phiếu AirAsia giảm 11% xuống còn 1,27 ringgit - mức thấp nhất kể từ tháng 5/2016 trong khi AirAsia X giảm 12% xuống mức thấp nhất mọi thời đại - 11,5 sen Malaysia.

Các cáo buộc của SFO liên quan đến một thoả thuận tài trợ năm 2012 giữa đội đua công thức 1 Caterham (hiện đã giải thể) được thành lập bởi CEO Tony Fernandes và công ty mẹ của Airbus thời điểm đó - EADS.

Uỷ ban SFO cho biết, từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 1 năm 2015, EADS đã trả 50 triệu USD để tài trợ cho đội đua thuộc sở hữu chung của 2 người được cho là “Nhà điều hành AirAsia 1” và “Nhà điều hành AirAsia 2”. Họ còn cho biết thêm nhân viên Airbus đã tiếp tục đề xuất thêm 55 triệu USD, nhưng khoản thanh toán này đã không được thực hiện. 

SFO cho biết, Nhà điều hành AirAsia 1 và Nhà điều hành AirAsia 2 là “những người đưa ra quyết định quan trọng cho AirAsia và AirAsia X, và đã được khen thưởng nhờ đơn đặt hàng 180 chiếc máy bay Airbus.”

Trong một tuyên bố chung, ông Tony Fernandes và ông Kamarudin Meranun đã bác bỏ mọi cáo buộc về hành vi sai trái với tư cách giám đốc AirAsia. “Chúng tôi sẽ không bao giờ làm hại chính những công ty mà mình đã dành cả cuộc đời để xây dựng.” 

Các nhà phân tích cho rằng những cáo buộc chống lại Airbus rơi vào thời điểm đặc biệt tồi tệ khi các hãng hàng không đang pahir vật lộn với sự chậm chạp trong kinh doanh vì dịch bệnh virus corona lây lan đã giết chết hơn 400 người tại Trung Quốc và làm gián đoạn việc di chuyển bằng đường hàng không. 

Nguồn: Reuters

Có thể bạn quan tâm