Chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài của VGS

Năm 2017 là một bước phát triển mới của VGS khi quyết định tái cơ cấu cùng với việc chuyển trụ sở chính từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với công ty và là th
Chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài của VGS

Trải qua hơn 9 năm hoạt động trên TTCK, đã xây dựng được uy tín vững chắc với các nhà đầu tư, Công ty chứng khoán Toàn Cầu (VGS) cũng phải có những chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài riêng.

Thu hút nhân tài là cả một quá trình lâu dài

 àn cầu hóa như hiện nay, thị trường Chứng khoán (TTCK) Việt Nam được đánh giá là một điểm sáng, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, số lượng các nhà đầu tư tham gia TTCK ngày càng đông đảo. Tuy là một ngành kinh tế đầy tiềm năng nhưng so với các nước đang phát triển, TTCK Việt Nam còn rất non trẻ, ngành chứng khoán đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, các công ty chứng khoán đều có nhu cầu nhân lực rất cao. Ban lãnh đạo VGS nắm vững điều này và luôn coi nhân tố con người là nòng cốt làm nên sự bền vững của đơn vị. Nhưng làm sao thu hút được người tài, người phù hợp vào làm việc, làm sao phát triển được họ, làm sao giữ được họ, đó là những câu hỏi cần cả quá trình để có thể giải đáp! Và VGS đã dành không ít thời gian, công sức để đặc biệt quan tâm,đầu tư vào vấn đề này. 

Chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài của VGS ảnh 1
Ông Nguyễn Đức Thuận – Thành viên HĐQT Công ty chứng khoán Toàn Cầu (VGS): Ngay từ đầu VGS đã coi con người là tài sản quý giá nhất,
mỗi nhân viên sẽ là một mắt xích, là sức mạnh để tạo nên sự thành công của công ty, tất cả các mục tiêu đều hướng đến lợi ích của nhân viên cũng như khách hàng. VGS không thể chỉ giữ nhân tài bằng chế độ lương thưởng mà còn giữ bằng “tình”.

Thật vậy, với VGS, để tìm ra nhân tài đúng là cả một quá trình dài, có khi vài tháng, có khi vài năm, chứ không phải gói gọn trong mấy phút phỏng vấn. Công ty không ngừng tìm kiếm nhân sự ở khắp nơi trên thị trường, lựa chọn những nhân viên giỏi dựa trên tài năng, sự quyết tâm thực sự. Sau đó là cả quá trình nuôi dưỡng để tài năng đó phát triển. Ông Nguyễn Đức Thuận – Thành viên Hội đồng Quản trị Công ty chứng khoán Toàn Cầu (VGS) khẳng định: Nếu muốn nhân viên phát huy hết tài năng, người lãnh đạo phải là người sáng suốt nhất, nhận thấy khả năng của nhân viên và đặt họ vào đúng vị trí phù hợp nhất. Mỗi cá nhân được tự do lựa chọn cách tốt nhất mà họ có thể sử dụng để đạt hiệu quả trong công việc bằng chính tài năng của mình. Vì thế, chúng tôi không bắt họ phải tuân thủ theo những quy trình quá gò bó và cứng nhắc mà để họ sáng tạo cống hiến hết khả năng.

Trên tinh thần và chủ trương đó, hàng năm Công ty VGS đều tổ chức các buổi họp để cùng chia sẻ, đánh giá hiệu quả của từng nhân sự, mức độ phát triển tài năng, mức độ tăng lương một cách bình đẳng và tôn trọng. Đồng thời, lập kế hoạch đào tạo chuyên môn, kỹ năng cho mọi người, từ đó mới có thể nâng cao hiệu quả kinh tế, xây dựng thương hiệu con người VGS, thương hiệu công ty.

Chữ “Tình” làm nên văn hóa doanh nghiệp

Có thể nói rằng, với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp? Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức – đó là văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh việc phát triển sản xuất kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những kế hoạch trọng tâm mà VGS hướng đến. Ở đây, văn hóa doanh nghiệp được gói gọn ở một chữ “tình”.

"Nếu muốn nhân viên phát huy hết tài năng, người lãnh đạo phải là người sáng suốt nhất, nhận thấy khả năng của nhân viên và đặt họ vào đúng vị trí phù hợp nhất”.

Ông Nguyễn Đức Thuậnchia sẻ: Ngay từ đầu VGS đã coi con người là tài sản quý giá nhất, mỗi nhân viên sẽ là một mắt xích, là sức mạnh để tạo nên sự thành công của công ty, tất cả các mục tiêu đều hướng đến lợi ích của nhân viên cũng như khách hàng. VGS không thể chỉ giữ nhân tài bằng chế độ lương thưởng mà còn giữ bằng“tình”.

Ở đây tất cả mọi người đều có cơ hội để thể hiện bản thân, đều được sống là chính mình và được sống trong môi trường làm việc lý tưởng thân thiện, đoàn kết. Ngoài cơ hội thăng tiến trong công việc, VGS còn là nơi các thành viên tin tưởng và tôn trọng nhau, có thể chia sẻ về những hoài bão, niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.Ông Thuậncũng nhấn mạnh rằng, nhân tài sẽ luôn được các doanh nghiệp lớn chào đón, sự giành giật nhân tài sẽ luôn diễn ra, phải luôn đối diện với bài toán đó bằng những danh sách bao nhiêu người mấu chốt phải giữ? Làm thế nào để họ phát triển cùng với công ty? Cùng chia sẻ giá trị để tạo ra lợi nhuận. Nhưng họ sẽ chọn một doanh nghiệp mà họ thấy gắn bó như gia đình. Và VGS đã là một gia đình lớn mà ở đó mỗi nhân viên là một thành viên yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

VGS tin rằng tạo văn hóa doanh nghiệp cũng là sức mạnh để thu hút nhân tài mà từng con người trong công ty phải tự tin, tự hào với giá trị văn hóa và cùng nhau lan tỏa văn hóa trong công ty, cộng đồng.Đó cũng là yếu tố giúp công ty phát triển bền vững, thành công như hôm nay.

Bảo Minh

Có thể bạn quan tâm