Cho buýt thường đi chung đường với BRT: Cần một tầm nhìn dài hạn

Phương án thí điểm cho xe buýt thường đi chung đường với buýt nhanh – BRT đang khiến dư luận có nhiều ý kiến, thậm chí có ý kiến thẳng thắn cho rằng, tầm nhìn dài hạn cho giao thông công cộng của Hà N
Cho buýt thường đi chung đường với BRT: Cần một tầm nhìn dài hạn

Ba dấu hiệu tích cực của BRT

\Nói vì lý do đưa ra yêu cầu trên, tại buổi làm việc của lãnh đạo UBND thành phố với đại diện các sở, ngành vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, lượng hành khách trung bình mỗi xe buýt nhanh BRT chỉ 34, cao nhất đạt trên 40 khách/lượt. Cùng với đó, việc sử dụng làn xe riêng là chưa hợp lý. Do vậy, ông Chung giao Sở GTVT nghiên cứu, làm việc với Tổng Cty Vận tải để trước mắt thí điểm 6 tháng việc cho các loại xe buýt khác đi vào làn BRT, sau đó nghiên cứu mở rộng thêm một số phương tiện khác.

Đánh giá sau 3 tháng hoạt động của BRT, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội (Tramoc) cho rằng, sau khi đi vào hoạt động (1/1) tuyến BRT có lộ trình Kim Mã - Yên Nghĩa (BRT số 1) đã vận hành đúng thiết kế. Theo đó, tuyến buýt đã được chạy đường dành riêng, phương tiện đạt chuẩn kỹ thuật cao. Sau 3 tháng đầu tiên đi vào hoạt động BRT đạt được những kết quả ban đầu. Cụ thể, sản lượng hành khách liên tục tăng, đến nay đã đạt trên 1,2 triệu lượt khách, trung bình 41 hành khách/lượt. “Sản lượng hành khách của tuyến BRT trong 3 tháng qua đã gấp hơn 8 lần so với tuyến cùng lộ trình được đưa vào hoạt động thử nghiệm để phục vụ BRT trước đó”, ông Hải thông tin.

Nhìn nhận ở góc độ giao thông, TS Doãn Minh Tâm, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và GTVT, cho rằng, từ thực tế sau 3 tháng đưa vào hoạt động, BRT đang có 3 nội dung tích cực: Thứ nhất, về thời gian, hiện BRT di chuyển ổn định khi đi hết 40 đến 45 phút cho hành trình hơn hơn 14 km từ Kim Mã đến Yên Nghĩa, hành trình này với xe máy và ô tô giờ cao điểm là khó thực hiện được. Thứ hai, người tham gia giao thông đã có ý thức nhường đường cho BRT, kể cả trong giờ cao điểm. Thứ ba, chất lượng phương tiện và dịch vụ khá tốt, làm cho phần lớn hành khách đã sử dụng BRT cảm thấy yên tâm, hài lòng.

Không nên đồng hóa BRT

Cho buýt thường đi chung đường với BRT: Cần một tầm nhìn dài hạn ảnh 1

Ngày 8/5, khảo sát trên các trục đường đang có BRT hoạt động, PV Tiền Phong ghi nhận, hiện đang có tuyến buýt thường với 792 lượt xe hoạt động/ngày. Nói về kế hoạch thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, đơn vị đang nghiên cứu phương án cho phép một số phương tiện ưu tiên được đi vào làn xe buýt nhanh. Tuy nhiên, việc này cần thời gian vì hạ tầng dành cho xe buýt thường và buýt nhanh khác nhau, như nhà chờ của buýt thường bố trí ở lề đường phải, trong khi với buýt nhanh nhà chờ nằm giữa dải phân cách…

Đại diện Sở GTVT khẳng định, phương án trên vẫn có thể thực hiện được. Dẫn chứng, Sở GTVT cho rằng, theo kế hoạch, tuần suất hoạt động của BRT là 3 - 5 phút/lượt, nhưng nay là 5 - 10 phút /lượt. Với những lượt xe BRT còn trống, nếu bổ sung buýt thường vào là hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, việc cho buýt thường vào đường BRT sẽ tăng tốc độ lưu thông và giảm áp lực cho làn đường xe hỗn hợp.

Với những kết quả đã đạt được ở trên, TS Doãn Minh Tâm nêu ý kiến, thành phố Hà Nội cần duy trì, phát huy các kết quả trên. Theo ông, trước mắt do lượng khách tiếp cận chưa nhiều để BRT có thể hoạt động hết tần suất nên đường trống nhiều là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, không vì một việc nhỏ, tức thời mà làm thay đổi, phá vỡ một nguyên tắc giao thông là đường cho loại hình phương tiện nào thì phương tiện đó sử dụng. Hơn nữa, ngoài công sức để có được 14,7 km đường BRT đúng nghĩa như hiện nay, Hà Nội đã phải chi 1.100 tỷ đồng là một sự đầu tư không nhỏ, do vậy đường BRT cần được sử dụng đúng mục tiêu.

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng cho rằng: “Hãy cho BRT một cơ hội”. Theo TS Dũng, BRT không phải là giải pháp để xử lý vấn đề ách tắc giao thông của Hà Nội trong ngắn hạn. Đường phố đã rất chật hẹp lại còn phải dành làn ưu tiên cho BRT thì giao thông chỉ càng thêm khó khăn, ách tắc. BRT là giải pháp cho giao thông công cộng của Hà Nội trong dài hạn.

Cái mà BRT hướng tới là thay đổi hành vi tham gia giao thông của người dân. “Bởi vì BRT quá nhanh chóng, quá tiện lợi và lại được ưu tiên nên số người lựa chọn BRT sẽ ngày một nhiều hơn. Bất cứ một ai đã trải nghiệm BRT sẽ không tìm lựa chọn khác nữa. Mà như vậy thì số người dân từ bỏ xe máy để đi lại bằng BRT ngày một nhiều hơn. Và đây chính là điều kiện tiên quyết để giảm thiểu ách tắc giao thông”, TS Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh.

Theo TS Dũng, nếu phương án đi chung đường thành hiện thực, ông sẽ rất tiếc và khẳng định “BRT sẽ không còn khác biệt gì nhiều so với xe buýt thường. Sức hấp dẫn của BRT vì vậy chưa được nhận biết rộng rãi đã nhanh chóng bị suy giảm. Tầm nhìn dài hạn cho giao thông công cộng của Hà Nội bị phá vỡ”.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, lượng hành khách trung bình mỗi xe buýt nhanh BRT chỉ 34, cao nhất đạt trên 40 khách/lượt. Cùng với đó, việc sử dụng làn xe riêng là chưa hợp lý.

Theo Tiền Phong

Có thể bạn quan tâm