Chủ tịch điều hành WEF: "Việt Nam là một trong các quốc gia ủng hộ TMTD lớn nhất thế giới"

Nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018 quy tụ các lãnh đạo cấp cao của Chính phủ Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp để cùng t
Chủ tịch điều hành WEF: "Việt Nam là một trong các quốc gia ủng hộ TMTD lớn nhất thế giới"

Ông Borge Brende, Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho rằng, sự kiện WEF lần này với hơn 1.000 đại biểu tham dự và 90 lãnh đạo nhà nước, các CEO và nhà đầu tư không chỉ ASEAN mà thế giới là một sự kiện thành công và có giá trị to lớn với Việt Nam. 

Sau 8 năm từ khi WEF được tổ chức, Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế tuyệt vời. GDP tăng gấp gấp đôi. Giá trị xuất khẩu tăng gần gấp 3 lần và sự thành công của Việt Nam tiếp tục phát triển vững chắc.

Ông chia sẻ, năm nay, GDP Việt Nam tăng trưởng dự đoán gần 7%. Hai năm qua, giá trị thị trường chứng khoán Việt Nam tăng gần gấp đôi, phát triển rất nhanh, đầu tư nước ngoài đang tăng còn tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đang giảm nhanh.

“Năm 1990 khoảng 50% sống trong đói nghèo. Ngày nay, tỷ lệ này chỉ còn 3%. Trong phiên bế mạc hội nghị WEF tôi đặt câu hỏi cho các diễn giả bài học nào rút ra cho nền kinh tế khác, Việt Nam chứng minh được có thể đẩy lùi đói nghèo. Chính phủ Việt Nam không ngủ quên trong chiến thắng, đảm bảo tăng trưởng trong tương lai”, ông nói.

Chủ tịch WEF cũng chia sẻ những điểm tích cực của nền kinh tế Việt Nam, trong đó có vấn đề nợ công đã dần được khắc phục, đảm bảo bền vững tài chính, thương mại phát triển nhanh và mạnh.

“Việt Nam là một trong những quốc gia ủng hộ thương mại tự do lớn nhất thế giới, ký kết nhiều hiệp định song phương, CPTPP đó là ví dụ điển hình của nỗ lực từ Chính phủ Việt Nam”, ông bày tỏ.

Cũng theo ông Borge Brende, môi trường kinh doanh của Việt Nam có những bước đi tốt để đơn giản hoá thủ tục đầu tư. Trong báo cáo hàng năm của WB về đánh giá quốc gia có thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, Việt Nam tăng từ bậc 82 lên 68.

Tuy nhiên, vẫn có một số điểm, theo đánh giá của ông, cần được cải thiện như hiệu quả hoạt động của thị trường lao động, giáo dục, việc tiếp cận công nghệ, tạo nền kinh tế có thể huy động được cơ hội từ Cách mạng công nghiệp 4.0.

Có thể bạn quan tâm