Chuyện đời Doanh nhân: Nước mắt nhà giàu

Một cách rất đơn giản, nhiều người cho rằng “Người giàu bao giờ cũng sướng”. Cực đoan hơn có người nói toẹt ta “Cái bọn giàu đó rửng mỡ ăn hết phần thiên hạ ấy đáng bị căm ghét...” Tất nhiên có một số
Chuyện đời Doanh nhân: Nước mắt nhà giàu

Một cách rất đơn giản, nhiều người cho rằng “Người giàu bao giờ cũng sướng”. Cực đoan hơn có người nói toẹt ta “Cái bọn giàu đó rửng mỡ ăn hết phần thiên hạ ấy đáng bị căm ghét...” Tất nhiên có một số người giàu có thích khoe của, hợm hĩnh và con cái họ suốt ngày chỉ lo bày ra cho thiên hạ thấy dùng xe sang thế nào, xài đồ hiệu ra sao, đi du lịch ở những địa danh nổi tiếng nào trên thế giới... Nhưng còn phần đông đảo những người giàu khác lao tâm khổ tứ “Một người lo bằng cả kho người làm”. Nghĩ trước, đi trước thiên hạ và trải qua cả một quá trình gian nan để có được sản phẩm, dịch vụ...cung cấp cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm thậm chí hàng ngàn con người. Làm giàu cho mình và cả xã hội nhưng rất nhiều người sống giản dị, hòa đồng và luôn chia sẻ với người nghèo...Thực tế cái công đóng góp cho xã hội chưa phải lúc nào cũng được tính đúng, tính đủ – với họ. Còn nữa tấm huân chương nào chả có mặt trái. Cũng là con người, họ cũng có những vui sướng, buồn đau như ai. Và những lo toan, cay đắng của kiếp người đâu có chừa kẻ giàu hay người nghèo. Hy vọng với cái nhìn chia sẻ và không định kiến, chúng ta sẽ bình tĩnh khách quan hơn trong những đánh giá của mình. Chị ấy là con gái người bạn cùng làm của mẹ tôi. Ngày chị lấy chồng ai cũng mừng. Anh không phải người thành phố nhưng khá trai và nhất là ý chí tự lập, chăm chỉ làm ăn và khát vọng vươn lên cháy bỏng. Làm cán bộ nhà nước lương ba cọc ba đồng, anh chăm chỉ chạy ngoài, buôn đủ thứ từ xăm lốp xe đạp, hàng nhu yếu phẩm đến chỉ trỏ buôn bán xe máy. Miễn làm ra tiền để nuôi vợ con là được. Rồi làn sóng đi xuất khẩu lao động ùa đến. Anh cạy cục xin cơ quan một xuất đi Đức. Thời ấy đó là cơ hội đổi đời của nhiều người, trong đó có anh. Xa vợ con sang Đức, vừa cần mẫn lao động trong nhà máy, anh vừa theo chúng bạn buôn bán kiếm thêm. Tiền dành dụm được anh gửi về cho vợ mua đất, mua nhà mặt phố. Ai cũng khen chị có con mắt xanh, kiếm được người chồng giỏi giang chí thú. Nước Đức thống nhất, thay vì nhận một khoản tiền bồi thường rồi trở về, anh chạy sang Séc. Có lẽ anh là người biết chộp được những cơ hội kiếm tiền. Ở Séc anh thuê cửa hàng, thuê người Việt mở một nhà hàng với những món ăn thân thương, gần gũi mà bất cứ người Việt nào đi xa cũng nhớ. Nhờ cách bài trí đậm văn hóa quê hương, món ăn hợp khẩu vị người mình lại hấp dẫn cả dân bản địa nên cửa hàng đông khách. Đang khi làm ăn thuận lợi, nhìn thấy cơ hội làm ăn tại Ba Lan, anh nhượng lại nhà hàng cho người quen. Ai đó bảo sao dại thế đang kiếm tiền đều đều lại bỏ thì anh chỉ cười. Thực ra phải chọn đúng thời điểm thì mới bán được giá chứ! Anh nói nhỏ với người bạn thân như thế. Ôm một đống tiền anh bay về Việt Nam, liên kết mở một xưởng may ở quê rồi đánh hàng sang Ba Lan, mở đường dây phân phối cho mấy nước lân cận. Nhờ những phi vụ đó mà ở nhà vợ anh mua được một dãy nhà mặt phố cho thuê làm văn phòng, cửa hàng. Tiền ở trong nhà là tiền chửa, tiền ra đến cửa là tiền đẻ. Tiền sinh ra tiền nhanh chóng. Anh trở thành ông chủ lớn, buôn bán những loại hàng cao cấp hơn ở Nga. Vợ anh sang ở với chồng một thời gian thấy thương chồng gấp bội. Công việc ngập mặt, lo lắng đủ thứ...Rồi phần vì không biết tiếng, không quen môi trường, cách sống phần lo bố mẹ hai bên đã già, hai đứa con đang cần mẹ. Chị trở về Việt Nam, sau khi năn nỉ anh sớm gói ghém làm ăn rồi về quê nhà: “Tiền cũng không thiếu, nhà cửa đàng hoàng, con cái đã lớn cần người cha uốn nắn. Bố mẹ thì già rồi chả biết còn ở được với mình bao lâu nữa”. Chị nói trong nước mắt ngày chia tay. Anh hứa với chị sẽ sớm trở về. Thực sự anh cũng thấy mệt mỏi nơi xứ người. Ấy là anh còn giấu chị những cực nhọc từ ngày đầu làm ăn. Giấu luôn cả có lần bị cảnh sát quơ về nằm khám rồi bị tù hơn một năm trời. Vậy mà vẫn phải nhờ bạn gửi thư gửi tiền về để gia đình không lo lắng nghi ngờ. Những ngày tháng cực khổ cay đắng ấy có phải ai cũng biết và nên cho biết đâu. Có tiền cũng chưa hẳn đã sung sướng, lúc nào cũng nơm nớp, đi đâu cũng có người bảo vệ kè kè. Rồi những đường dây làm ăn của đối thủ luôn để mắt, luôn luôn dè chừng... Trong một lần đổi số lượng tiền đô rất lớn, chuẩn bị cho sự rút chân về nước, anh bị một nhóm côn đồ hãm hại! Bây giờ chị vẫn ở vậy. Ba đứa con hai gái một trai đều đã trưởng thành. Kinh tế vững vàng, con trai chị cũng có máu làm ăn như bố đã mở công ty tại nhà, kinh doanh thuận lợi. Dường như chị không có gì phải lo lắng nhưng trên gương mặt vẫn phảng phất nét buồn không giấu được. Mẹ tôi – một người đàn bà quen với nếp sống giản dị, thanh đạm bình luận rằng “ Có những thứ người ta phải đánh đổi bằng giá đắt nhưng cái giá nhà chị ấy phải trả thì không gì so nổi...Thà là ở nhà vợ chồng rau cháo có nhau.” Tôi thì nghĩ đến đứa cháu con ông anh họ đi du lịch rồi trốn chui lủi mấy tháng trời ở biên giới mấy nước châu Âu – có thể chết mất xác lúc nào không biết – để đến được nước Anh. Nó nhập vào đội quân lao động bất hợp pháp, rồi lần hồi thế nào đó lấy được chồng, ở lại và lăn lộn làm ăn để bây giờ đã đàng hoàng trở thành bà chủ của một siêu thị nhỏ và ba phòng làm nail... Cuộc sống là do mỗi nguòi lựa chọn. Có những người dám dấn thân, chấp nhận rủi ro, mạo hiểm cả tính mạng. để thay đổi cuộc sống. Chính vì thế, giàu có, ở một khía cạnh nào đó không chỉ là nước mắt.

Yên Thao

Có thể bạn quan tâm