Cổ phần PV Oil hấp dẫn các nhà đầu tư

Theo kế hoạch, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) sẽ bán 45% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược...
Cổ phần PV Oil hấp dẫn các nhà đầu tư

Đầu tháng 12/2017, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã ký Quyết định số 1979/QĐ-TTg về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil).

Thời điểm hiện tại, PV Oil là đơn vị duy nhất tại Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu dầu thô.

Hiện PVOil đã nhận được 8 hồ sơ đăng ký là nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp, trong đó có 6 nhà đầu tư nước ngoài

Tiêu chí mà PV Oil lựa chọn nhà đầu tư chiến lược là cam kết giữ cổ phiếu trong vòng 10 năm, đồng thời hỗ trợ chuyển giao các kinh nghiệm quản trị quốc tế hiện đại, tăng cường hệ thống quản trị rủi ro hàng tồn kho trước diễn biến khó lường của giá dầu.

Trong đó, có một số tên tuổi đáng chú ý như Shell, Demitsu, Kuwait Petroleum International, Puma, SK... Có hai nhà đầu tư trong nước là quỹ đầu tư Sacom và Sovico Holdings.

"Theo ông Cao Hoài Dương, người đứng đầu PV Oil, thì đơn vị này kinh doanh cần vốn tới hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư, vài trăm tỷ không thấm vào đâu, nếu IPO thành công, sau khoảng 90 ngày PV Oil sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán. Mã chứng khoán công ty đăng ký là OIL.

Được biết tất cả các nhà đầu tư ngoại đều muốn mua tối đa số cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược, còn hai nhà đầu tư trong nước muốn sở hữu khoảng 35% cổ phần của PV Oil.

Theo kế hoạch, PV Oil sẽ bán khoảng 45% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, giảm sở hữu Nhà nước xuống 35,1%. Tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ.

Số cổ phần bán đấu giá công khai là 206.845.900 cổ phần, chiếm 20% vốn. Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 462.504.745 cổ phần, tương ứng 44,72% vốn công ty.

PV Oil là đơn vị duy nhất tại Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu dầu thô. Hoạt động này mang về lợi nhuận bình quân cho PV Oil khoảng 150 tỷ đồng/năm, tương đương 25% lợi nhuận năm 2017.

Ông Cao Hoài Dương, người đứng đầu PV Oil

Theo thống kê, lợi nhuận từ mảng kinh doanh, phân phối dầu thô của PV Oil chiếm tới 1/3 lợi nhuận toàn tổng công ty trong nhiều năm qua.

Cũng theo thống kê, 90% thị phần kinh doanh xăng dầu Việt Nam thuộc về 5 thương hiệu lớn gồm Petrolimex, PV Oil, Thalexim, Saigon Petro và Mipec. 

Riêng Petrolimex và PV Oil đã chiếm hơn 70% thị phần, lần lượt là 50% và 22%, và đây cũng là hai đơn vị có hệ thống phân phối bán lẻ trải dài toàn quốc.

Mục tiêu của PVOil xây dựng 1.000 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc, tăng 1,85 lần so với hiện nay. Theo đó, dư địa tăng thị phần của PV Oil còn nhiều và có thể nâng lên 50%.

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 1250/QĐ-DKVN ngày 06/06/2008 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thương mại dầu khí (Petechim), Công ty Chế biến và Kinh doanh phân phối sản phẩm dầu mỏ (PDC).

PVOIL chính thức đi vào hoạt động từ 6/6/2008. Trong quá trình hình thành và phát triển, PVOIL đã thật sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, về quy mô và phạm vi hoạt động đã trải đều trên toàn lãnh thổ Việt Nam và phát triển cả ra nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm