Cổ phiếu ngân hàng "làm khó" Sabeco

Các khoản đầu tư ngoài ngành của Sabeco vào ba ngân hàng DongABank, OCB và Eximbank đã bị “hao hụt” giá trị rất lớn do cổ phiếu mất giá. Điều này khiến lợi nhuận của Sabeco bị ảnh hưởng đáng kể do liê
Cổ phiếu ngân hàng "làm khó" Sabeco

Các khoản đầu tư ngoài ngành của Sabeco vào ba ngân hàng DongABank, OCB và Eximbank đã bị “hao hụt” giá trị rất lớn do cổ phiếu mất giá. Điều này khiến lợi nhuận của Sabeco bị ảnh hưởng đáng kể do liên tục phải trích lập dự phòng rủi ro đầu tư tổng cộng 270,5 tỷ đồng.

Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố báo cáo tài chính (BCTC) riêng soát xét 6 tháng đầu năm 2016. Theo đó, kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng, cụ thể, doanh thu thuần đạt 14.322 tỷ đồng, tăng mạnh tới 270% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.971 tỷ đồng, tăng 6,5%… Rủi ro cổ phiếu ngân hàng Báo cáo của Sabeco đã cung cấp chi tiết các khoản đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác. Tính đến 30/6/2016, tổng giá trị các khoản đầu tư của Sabeco vào 14 tổ chức (ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty) lên tới hơn 791 tỷ đồng. Thế nhưng, tổng công ty này hiện ghi nhận mức trích lập dự phòng rủi ro các khoản đầu tư lên tới 429,5 tỷ đồng, tức bằng tới 54,3% tổng giá trị đầu tư. Nói cách khác, Sabeco đã bị “bốc hơi” hơn một nửa số tiền đã đầu tư vào ngân hàng, công ty… Đáng chú ý, “ông lớn” bia Sabeco đã rất mạnh tay đầu tư vào ba ngân hàng, gồm: ngân hàng TMCP Phương Đông – OCB với giá trị 216,6 tỷ đồng (nắm 3,1% vốn điều lệ), ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) với giá trị 136,3 tỷ đồng (chiếm 0,95%). Khoản đầu tư vào ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã EIB) rất nhỏ, chỉ có 36,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,47%… Tuy nhiên, hai khoản đầu tư lớn vào DongABank và OCB hiện đang là “gánh nặng” tài chính, kéo giảm lợi nhuận của Sabeco. Theo BCTC, đến cuối tháng 6/2016, Sabeco ghi nhận số trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư vào hai ngân hàng này lần lượt là 111,5 tỷ đồng và 158,8 tỷ đồng. Hơn 270,5 tỷ đồng dự phòng này đã “ăn mòn” lợi nhuận trong kỳ của Sabeco. Nguyên nhân là do thị trường chứng khoán suy thoái, các cổ phiếu ngân hàng nêu trên đều bị giảm giá trị mạnh. Cùng với hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng khó khăn, lợi nhuận sụt giảm, phải dành ưu tiên cho xử lý nợ xấu… Trong năm 2015, DongABank đã bị đặt trong diện “kiểm soát đặc biệt”, hoạt động kinh doanh khó khăn, lợi nhuận sa sút, nợ xấu tăng cao, phải tập trung tái cơ cấu theo chỉ đạo của NHNN.
Được biết, trước đây, Sabeco còn đầu tư vào cổ phiếu của ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SaigonBank) với số lượng nhỏ. Cuối tháng 4/2015, Sabeco đã chào bán đấu giá 500.000 cổ phiếu SaigonBank với giá khởi điểm 75.000 đồng/CP, tổng giá trị 37,5 tỷ đồng. Phiên đấu giá này đã thất bại vì chỉ có một nhà đầu tư đăng ký mua, không đủ điều kiện đấu giá. Song trong nửa đầu năm 2016, khoản đầu tư vào SaigonBank đã không còn ghi nhận trên BCTC của Sabeco. Ngoài ra, giá trị các khoản đầu tư của Sabeco vào công ty con và công ty liên kết lần lượt là 2.281 tỷ đồng và gần 1.004 tỷ đồng, với giá trị trích lập dự phòng là 44 tỷ và 16 tỷ đồng. Mới đây, Chính phủ họp thường kỳ đã hối thúc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn tại Sabeco và chỉ đạo niêm yết cổ phiếu sớm. Hiện, Nhà nước vẫn đang sở hữu 89,59% vốn điều lệ của Sabeco. Chật vật thoái vốn Đến nay, Bộ Công Thương đã trình lộ trình thoái vốn của Sabeco, do quy mô vốn lớn nên sẽ thực hiện thoái vốn làm hai đợt. Cụ thể, đợt một sẽ chào bán đấu giá 53,59% vốn điều lệ, tương đương 24.000 tỷ đồng trong năm 2016. Đợt hai sẽ bán tiếp 36% vốn điều lệ còn lại, tương đương 16.000 tỷ đồng trong năm 2017, sau khi Sabeco đã thực hiện niêm yết_trên sàn chứng khoán. Một vấn đề quan trọng là xác định giá bán cổ phiếu Sabeco như thế nào? Theo Bộ Công Thương, sẽ thuê đơn vị tư vấn độc lập có kinh nghiệm và có thể là tư vấn nước ngoài để thẩm định giá cổ phiếu của Sabeco tại thời điểm bán, làm căn cứ đưa ra giá khởi bán đấu giá. Nếu Sabeco đã niêm yết, có thể lấy giá giao dịch trên sàn để tham chiếu khi xem xét xác định giá khởi điểm để đấu giá. Việc xác định giá cổ phiếu sẽ liên quan trực tiếp đến tài sản, các khoản đầu tư của Sabeco. Theo chủ trương thoái vốn ngoài ngành, từ năm 2015, Sabeco đã thực hiện thoái vốn tại bốn ngân hàng với tổng giá trị hợp lý khoảng 309 tỷ đồng. Tiền thu về sẽ dùng vào mục tiêu đầu tư khác có hiệu quả hơn… Tuy nhiên, việc thoái vốn ngân hàng không suôn sẻ do thị trường chứng khoán kém thuận lợi, giá cổ phiếu Eximbank, OCB, DongABank giảm sâu… Đơn cử, Sabeco đã đăng ký bán toàn bộ 10,49 triệu cổ phiếu OCB với giá dưới mệnh giá 9.200 đồng/CP. Nếu bán hết, chỉ thu về tối thiểu 96,53 tỷ đồng, thấp hơn giá trị đầu tư gốc trên sổ sách 216,6 tỷ đồng. Tương tự, khoản đầu tư vào 5,7 triệu cổ phiếu Eximbank cũng chưa thể “thoát hàng” được do mã EIB liên tục giảm giá. Sabeco đã chào bán lô cổ phiếu EIB từ tháng 10/2015, song gần một năm trôi qua, vẫn bị “ế”. Với mức giá giao dịch hiện tại 10.400 đồng/CP, Sabeco sẽ bị lỗ khi thanh lý khoản đầu tư này. Với lộ trình ngay trong năm 2016, Sabeco sẽ tiến hành thoái vốn 53,59% vốn điều lệ nên càng chịu sức ép của việc thanh lý các khoản đầu tư kém hiệu quả tại ba ngân hàng.

Hải Hà

Có thể bạn quan tâm