Công nghệ: Nỗi lo mới của thế giới

Châu Âu đang muốn thu thuế nhiều hơn từ các công ty công nghệ. Hiện, google đang đứng đầu danh sách các công ty phải hứng chịu sắc lệnh thuế mới từ Pháp.
Công nghệ: Nỗi lo mới của thế giới

Lý do được đưa ra là lấy lại “sự công bằng” bởi các công ty này đang nộp thuế không tương xứng với mức lợi nhuận ngày càng tăng tại các quốc gia này.

Bùng nổ căng thẳng

Trong hai thập kỷ qua, các quốc gia phát triển liên tục hạy đua giảm thuế quan để thu hút đầu tư của các công ty công nghệ quốc tế. Và cho đến thời điểm này, khi sức khoẻ của nền kinh tế đang chỉ xoay quanh công nghệ thì cạnh tranh thuế quan đang tạo nên nhiều hệ luỵ cho từng quốc gia.

Có một thực tế, doanh thu của các công ty công nghệ ngày càng tăng nhưng số tiền thuế phải trả lại dường như “dậm chân tại chỗ”. lý do là bởi, công nghệ tạo nên khả năng kết nối “phi vật lý” khiến sự hiện diện của các công ty này tại Châu Âu ngày càng mờ nhạt. Công nghệ cũng khiến các công ty này trở nên vô hình trong hệ thống quản lý của chính quyền các nước sở tại nhưng lại hữu hình trong cuộc sống của người dân Châu Âu. Chính điều này khiến thuế suất phải trả của các công ty này cho chính phủ Châu Âu ngày càng ít đi.

Một báo cáo của liên minh Châu Âu chỉ ra rằng, doanh thu của các công ty công nghệ đang tăng gấp 4 lần doanh thu của các công ty đa quốc gia khác. Nguyên do một phần đến từ doanh thu quảng cáo được bán cho người dùng Châu Âu. Điều này khiến chính phủ nhiều quốc gia không hài lòng khi họ cho rằng đó là “sự bất công” với cộng đồng doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế.

Ngày 11/7, Thượng viện Pháp đã thông qua luật thuế dịch vụ kỹ thuật số (DST), cho phép đánh thuế 3% doanh thu của các công ty công nghệ đang hoạt động tại quốc gia này, trong đó có cả những công ty có “quốc tịch” tại Mỹ như Google, Amazon, Facebook...

Quyết định áp thuế này đưa Pháp trở thành quốc gia Châu Âu đầu tiên áp sắc lệnh thuế cho các công ty công nghệ đồng thời khiến các công ty công nghệ “ngoại quốc” phải trả thêm một khoản tiền rất lớn so với các công ty nội địa Pháp. Điều này tạo nên làn sóng phản đối mạnh mẽ, đặc biệt là trong “làng công nghệ”Mỹ.

Trước khi Pháp thông qua luật DST kể trên chỉ một ngày, Tổng thống Donald Trump khẳng định sẽ điều tra lý do khiến Pháp ban hành sắc lệnh này và không ngần ngại bày tỏ ý định“trả đũa”bằng một lệnh trừng phạt về thuế cứng rắn không kém với Pháp. Nhưng dường như, Tổng thống Emmanuel Macron không hề bị lung lay.

không chỉ có Pháp, liên minh Châu Âu cũng đang cân nhắc về một luật thuế dành cho các công ty công nghệ hoạt động trong khu vực. Thậm chí, một quốc gia đang lửng lơ ngoài khối liên minh này như Anh cũng dự định áp thuế 2% cho các công ty công nghệ đang hoạt động.

Hợp sức vá lỗ hổng

Trong một thời gian dài, giới chức Mỹ rất nỗ lực thành lập một tổ chức quốc tế với vai trò là “đàm phán viên” về những vấn đề liên quan đến thuế trong lĩnh vào tháng 6 vừa qua, ông Mnuchin tái bàn luận về vấn đề này. Các bộ trưởng đồng cấp khác cho rằng, cần có một bộ quy tắc chung để thu hẹp các lỗ hổng mà các công ty công nghệ toàn cầu đang sử dụng để giảm bớt nghĩa vụ nộp thuế.

Mỹ cho rằng, cần đánh thuế các công ty công nghệ dựa trên dòng tiền thu về chứ không dựa trên doanh thu như hiện nay. Bên cạnh đó, cần có những tiêu chuẩn đánh thuế riêng biệt cho từng lĩnh vực công nghệ khác nhau.

Các đảng đối lập với chính quyền Trump đều thống nhất bỏ phiếu trong cuộc họp vào khoảng cuối tháng 7/2019 nhằm tìm ra một hiệp ước về thuế quan. Toàn bộ hệ thống chính trị của Mỹ luôn thể hiện thái độ nghiêm túc và mong muốn “đình chiến” một cách nhanh chóng.

Pháp - quốc gia vừa mới “mở màn” cho rằng, sắc lệnh thuế DST của Pháp là “cú hích” để hình thành một thỏa thuận thuế quan trong tương lai. Bộ trưởng tài chính Pháp - Bruno le Maire khẳng định, Pháp sẽ chấm dứt sắc lệnh thuế kể trên nếu như đạt được thỏa thuận hợp lý.

Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế đã công bố một “road map” thể hiện sự đồng thuận của 130 quốc gia về việc cần có lệnh thuế đối với các công ty công nghệ trên toàn cầu. Nhiều quốc gia đang tăng cường cập nhật các hiệp ước hiện có để trở thành khung pháp lý buộc các quốc gia chia sẻ thông tin chi tiết về người nộp thuế cá nhân và doanh nghiệp.

Trong tương lai, các bộ trưởng tài chính cam kết, sẽ nhanh chóng hình thành các hiệp ước về thuế, minh bạch thông tin hoạt động của các doanh nghiệp quốc tế để thúc đẩy việc đánh thuế công bằng, giảm rủi ro đánh thuế hai lần cũng như chống trốn thuế.

Thời kỳ bùng nổ công nghệ khiến doanh thu khổng lồ của các công ty này bỗng chốc trở thành mối lo của các quốc gia. Nếu các nhà cầm quyền không nỗ lực thỏa thuận thì những sắc lệnh về thuế mới được hình thành sẽ châm ngòi cho những leo thang và xung đột về ngoại giao, kinh tế và chính trị mới cho toàn thế giới.

>> Các “ông lớn công nghệ” đối mặt với cuộc thăm dò chống độc quyền của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ

Có thể bạn quan tâm