Cuộc chiến siêu cường: Thời đại của Donald Trump – Thế giới của Tập Cận Bình?

Trung Quốc và Mỹ - hai cường quốc thế giới không chỉ “quyết không nhường nhịn” trên mặt trận kinh tế, mà cả 2 còn cố gắng, bằng mọi cách thể hiện tầm ảnh hưởng của một
Cuộc chiến siêu cường: Thời đại của Donald Trump – Thế giới của Tập Cận Bình?

Thời đại Trump vì "Nước Mỹ trước tiên"

Trong ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống, tỷ phú Trump đã ngay lập tức bày tỏ quan điểm về giá trị đích thực của “trật tự thế giới tự do” đương đại và tuyên bố muốn thay đổi hướng đi để mang đến tương lai mới cho nước mỹ.

Kể từ đó, Tổng thống Trump liên tục “tấn công” các hiệp định quốc tế: rút khỏi TPP, đe dọa chấm dứt NAFTA; tăng thuế nhập khẩu đối với EU; từ bỏ hiệp định Paris về biến đổi khí hậu; gạt đi thỏa thuận kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran hay chỉ trích các đồng minh NATO...

Ngài Tổng thống cho rằng, Mỹ như con “heo đất” bị thế giới cướp bóc và khẳng định việc này phải kết thúc. “Trong nhiều thập kỷ, nhờ mỹ mà các nước khác giàu có hơn nhưng của cải, sức mạnh và sự tự tin của nước mỹ lại biến mất”, ngài Trump nhấn mạnh.

Một nước Mỹ, mà tỷ phú Trump muốn gây dựng, là biết đứng lên vì chính mình, dám gạt bỏ đi mọi sự hợp tác không mang lại giá trị. Từ đó, khẩu hiệu “Nước mỹ trước tiên” xuất hiện trong mọi diễn văn, mọi buổi diễn thuyết và mọi cuộc đàm phán của Tổng thống Trump.

Lời tuyên bố áp mức thuế 500 tỷ uSD đối với hàng hóa Trung Quốc, bất chấp hậu quả, là minh chứng tiêu biểu nhất cho quan điểm này. “Tôi không làm điều này vì mục đích chính trị. Tôi làm vì điều đúng cho đất nước của chúng ta”, ông Trump nói với CNBC.

Mọi quyết sách của ông Donald Trump hướng đến mục tiêu mang lại lợi ích cho nước Mỹ dù thực dụng và đảo ngược hoàn toàn các chính sách đối nội, đối ngoại của chính phủ tiền nhiệm.

Nhưng thế giới của Tập Cận Bình với “BRI"

Năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình chính thức phát động sáng kiến “một vành đai – một con đường” (BRI) để hình thành các tuyến kết nối “cứng” và “mềm” giữa Trung Quốc với “phần còn lại” của thế giới. Để vận động các nước tham gia, Trung Quốc luôn gắn BRI với hình ảnh về một “cộng đồng” chung lợi ích và vận mệnh.

BRI đang là “con gà đẻ trứng vàng” cho Trung Quốc trên con đường kết nối thế giới dù đang vấp phải sự ngờ vực của nhiều nước về giá trị, mục đích, ý nghĩa và cách vận hành các dự án trong khuôn khổ BRI.

Trung Quốc luôn khẳng định, BRI được triển khai trên nguyên tắc cùng bàn bạc, cùng làm và cùng hưởng lợi. BRI là sợi dây gắn kết các nước về mặt chính sách, cơ sở hạ tầng, tài chính - tiền tệ, đầu tư, thương mại và giao lưu văn hoá.

Sau 5 năm, tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với các nước dọc các tuyến BRI đạt trên 5.000 tỷ USD. Tính đến tháng 4/2018, Trung Quốc đã ký 101 thỏa thuận triển khai các dự án thuộc khuôn khổ BRI với 86 quốc gia và tổ chức quốc tế, trong đó có những cái tên nổi bật như Nga, Pháp, Đức và Anh.

Trong các báo cáo nghiên cứu về BRI, giới học giả Trung Quốc cho rằng, nguyên nhân khiến BRI đạt được thành quả vì nó thúc đẩy Trung Quốc và thế giới phát triển theo chiều sâu.

Con đường nào để trở thành “Siêu cường quốc”?

Cuộc chiến siêu cường: Thời đại của Donald Trump – Thế giới của Tập Cận Bình? ảnh 1

Trên con đường chính trị của mình, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập cận Bình dường như luôn nỗ lực vì một mục tiêu: trở thành “cường quốc của các cường quốc”.  Nếu Mỹ chọn cách từ chối hợp tác thì Trung Quốc dường như lại tích cực liên kết với các quốc gia khác.

Mọi quyết sách của Donald Trump hướng đến mục tiêu mang lại lợi ích cho nước mỹ dù thực dụng và đảo ngược hoàn toàn các chính sách đối nội, đối ngoại của chính phủ tiền nhiệm.

BRI của Chủ tịch Tập Cận Bình được dựa trên nền tảng tin tưởng lẫn nhau về chính trị, hợp tác kinh tế sâu rộng và bao dung về văn hóa, đảm bảo các giá trị về hòa bình, hợp tác, mở cửa, cùng phát triển, cùng có lợi, chia sẻ và giám sát lẫn nhau.

Vào ngày 4/12/2014, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố Trung Quốc chính thức soán ngôi mỹ để giành danh hiệu “cường quốc kinh tế số 1 thế giới”, sau 1 năm Bri được vận hành.

Ngay sau thông tin này, một bài viết trên tờ marketwatch.com cho biết, chỉ cách đây hơn một thập kỷ, kinh tế Mỹ còn gấp ba lần kinh tế Trung Quốc. Thậm chí, theo tờ Financial Times, vào năm 1980, Washington còn cho Bắc Kinh “ngửi khói” khi đạt sản lượng gấp 10 lần quốc gia châu Á này.

Thông tin này đã ít nhiều gây chấn động dư luận. Nhưng để thực sự trở thành một siêu cường, Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài để đi.

Bởi, muốn là siêu cường quốc, một quốc gia cần có nguồn kinh phí khổng lồ để đảm bảo sức mạnh quân sự, tầm ảnh hưởng trong công tác ngoại giao và viện trợ các quốc gia khác.

Khi khát vọng siêu cường càng lớn thì áp lực về ảnh hưởng chính trị và kinh tế càng nặng nề. Kể cả khi, đó là một quốc gia đông dân nhất thế giới, là một quốc gia sở hữu nguồn tài chính có sức ảnh hưởng nhất thế giới, vẫn luôn tồn tại thách thức khi phải trang trải cho những dự án bao phủ toàn cầu.

Một cường quốc khu vực khác xa với một siêu cường quốc khi cần một “hệ thống điều kiện” lớn hơn, toàn diện hơn trên bốn phương diện: quân sự, kinh tế, chính trị và văn hoá. Và có lẽ, mỹ là quốc gia biết rõ nhất cái giá phải trả cho vị trí của một siêu cường quốc.

Có thể bạn quan tâm