Cuốn sách Mark Zuckerbergerberg muốn vợ mình đọc

“Sapiens – Lược sử về loài người” của tác giả Noah Yuval Harari người Israel cuốn sách được coi là “bom tấn” của năm 2011 khi được xuất bản bằng tiếng Do Thái, tiếng Anh năm 2014.
Cuốn sách Mark Zuckerbergerberg muốn vợ mình đọc

Cho tới giờ, cuốn sách đã được dịch tới 30 ngôn ngữ khác nhau. Tháng 7/2017, cuốn sách khoa học lược sử nhưng lại gây nhiều cảm xúc này đã được dịch tại Việt Nam.

Vì sao cuốn sách lại thu hút nhiều sự quan tâm tới vậy?

Vì sao nó nằm trong danh sách 5 cuốn sách khuyên đọc của tỷ phú Bill Gates, và lọt vào top 10 cuốn sách mà Mark Zuckerberg khuyên bạn trẻ, “dụ” luôn cả vợ mình nên đọc?

Cha đẻ của Facebook đã thốt lên: “Khi cùng Melina đi nghỉ xuân, tôi khuyên cô ấy nên mang theo cuốn sách viết về loài người của Yuval Harari. Tôi vừa mới đọc xong và muốn thảo luận với cô ấy chết đi được bởi nó quá kích thích và gợi ra quá nhiều nghi vấn về lịch sử loài người, nên tôi đoán, chúng tôi sẽ có một cuộc thảo luận tuyệt vời tại bàn ăn tối. Và cuốn sách đã không làm tôi thất vọng. Thực tế trong vài tuần trở về từ kỳ nghỉ, chúng tôi vẫn còn thảo luận về nó.”

Còn tôi, tôi biết tới cuốn này khi tình cờ phỏng vấn người đẹp Vũ Hoàn`g My, cô đọc bằng tiếng Anh bởi lúc đó, cuốn này chưa được dịch sang tiếng Việt. Hoàng My đang xây dựng kịch bản và làm đạo diễn cho bộ phim “Trí tuệ Do Thái”, tác giả sẽ là một nhân vật trong bộ phim của cô.

Chính việc đặt lại lịch sử loài người trong tổng thể lịch sử của các loài trong hệ sinh thái với các góc nhìn phong phú, nhiều chiều, đã tạo cho cuốn sách Sapiens một sức hấp dẫn cho nhiều tầng lớp độc giả. Người thích nghiên cứu nhân học, xã hội học, chính trị, khoa học, văn học, nghệ thuật, khảo cổ học, sinh học, và thậm chí, là kinh tế học đậm đặc có thể tìm thấy tất cả các lĩnh vực đó trong cuốn sách.

Một ví dụ về kinh tế trong cuốn sách này, theo tác giả Yuval Noah Harari: “Doanh nhân hiện đại và giới luật sư trên thực tế là các phù thủy quyền lực.” Phân tích trên cơ sở thương hiệu của hãng xe Peugeot của Yuval Noah đưa ra nhiều ý kiến thú vị. Sự dẫn dắt của tác giả đưa người đọc trở về thời kỳ Big Bang, tiền sử cho tới thời kỳ hiện đại, các thì hiện tại, tương lai, quá khứ đan xen nhau, gợi ra các góc mở đưa người đọc những câu hỏi gợi liên tưởng so sánh rất đặc biệt.

Chẳng hạn như Homo Sapiens đã làm gì khi thức dậy vào buổi sáng? Bữa sáng và bữa trưa của họ có gì? Xã hội của họ thế nào? Họ có mối quan hệ một vợ một chồng, và gia đình hạt nhân không? Họ có lễ hội, các nguyên tắc đạo đức, các cuộc thi đấu thể thao, và các nghi thức tôn giáo không? Họ có các cuộc chiến tranh không? Các chương tiếp theo sẽ vén mở đằng sau bức màn của các thời đại, khám phá đời sống trong khoảng thời gian hàng ngàn năm từ cách mạng Nhận thức đến Cách mạng Nông nghiệp.

Cũng theo Yuval Noah Harari, trong gần như toàn bộ lịch sử loài người, Sapiens sống sót bằng cách lang thang kiếm ăn... Thói quen ăn uống, những xung đột và tình dục của chúng ta là kết quả của cách thức mà bộ não săn bắt hái lượm tương tác với môi trường hậu công nghiệp hiện tại, với các siêu đô thị, máy bay điện thoại và máy vi tính.

Khi chúng ta phá vỡ những bức tường nhà tù của mình và chạy tới tự do, thực tế là chúng ta đang chạy tới một sân tập thể dục rộng rãi hơn của một nhà tù lớn hơn mà thôi”.

Họ lắng nghe những chuyển động nhỏ nhất trong đám cỏ để xem liệu có một con rắn đang ẩn náu ở đó hay không. Họ cẩn thận quan sát những tán lá cây rừng nhằm phát hiện các loại trái cây, tổ ong, và tổ chim. Họ di chuyển tốn ít sức lực nhất và gây ít tiếng ồn nhất, và biết làm thế nào để ngồi, đi lại và chạy nhảy một cách nhanh nhẹn, hiệu quả nhất…Môi trường này mang lại cho chúng ta điều kiện vật chất tốt hơn và sống thọ hơn bất kỳ thế hệ nào trước đây, nhưng lại thường làm cho chúng ta cảm thấy cô độc, chán nản và áp lực. Người cổ đại làm chủ không chỉ thế giới xung quanh của các loài động thực vật, và những vật dụng, mà còn cả thế giới bên trong cơ thể và các giác quan của chính mình.

Người cổ đại còn vui vẻ với công việc nội trợ nhẹ nhàng hơn, họ ko có bát đũa để rửa, ko có thảm để hút bụi, ko có sàn nhà để đánh bóng, không có tã lót để thay và không có hóa đơn để thanh toán. Nếu chỉ để so sánh người cổ đại hạnh phúc hơn người hiện đại thì câu trả lời, như tác giả nói, quá dài để trả lời, nhưng thực ra câu trả lời đã có trong cuốn sách này.

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm, nếu lý tưởng hóa cuộc sống của người cổ đại. Tác giả cũng “kể tội” loài người: “Chúng ta nổi tiếng mờ ám như một loài sinh vật giết chóc nhất trong biên niên sử sinh học.” Yuval cũng phân tích về cặp đôi Chủ nghĩa Lãng mạn và Chủ nghĩa Tiêu thụ đã sinh ra một “THỊ TRƯỜNG CỦA NHỮNG TRẢI NGHIỆM” vô tận, mà trên đó, ngành du lịch hiện đại đã được hình thành. Ngành du lịch không chỉ bán những tấm vé máy bay và các phòng khách sạn.

Nó bán các TRẢI NGHIỆM. Quá nhiều câu hỏi thông minh, đúng bản chất cuộc sống của chúng ta được tác giả đặt ra. “Khi chúng ta phá vỡ những bức tường nhà tù của mình và chạy tới tự do, thực tế là chúng ta đang chạy tới một sân tập thể dục rộng rãi hơn của một nhà tù lớn hơn mà thôi”.

Chương “Mùi tiền”, và chương “Hạnh phúc” là một trong số những chương hấp dẫn nhất trong cuốn sách. Chúng ta có hạnh phúc không khi đang sống trong một thế giới ngày càng cô đơn hơn của những cộng đồng và gia đình ngày càng lỏng lẻo, bạn đọc sẽ được làm quen với thuật ngữ: HẠNH PHÚC HÓA HỌC (Khi tiến hóa đã đổ khuôn chúng ta, sao cho con người không quá đau khổ cũng không quá hạnh phúc) và câu hỏi cuối cùng: “CHÚNG TA MUỐN TRỞ THÀNH GÌ?”

Cựu Tổng thống Mỹ Brack Obama đã trả lời phỏng vấn trên kênh CNN: “Điều khiến cho cuốn sách trở nên thú vị, và khiêu khích là bởi đây là một cuốn sử bao quát và súc tích; nó nói về một số điều cốt lõi đã cho phép chúng ta xây dựng nền văn minh phi thường mà chúng ta coi là nghiễm nhiên chứ không phải đã được quy định. Và nó mang đến cho bạn một hình dung về việc quãng thời gian chúng ta đã xuất hiện trên trái đất này ngắn đến mức nào.

Có thể bạn quan tâm