Đã có hơn 300.000 ca nhiễm Covid-19 trên thế giới

Theo dữ liệu từ ĐH John Hopkins, cho tới lúc này đã có ít nhất 311.988 người có kết quả dương tính với Covid-19.
Đã có hơn 300.000 ca nhiễm Covid-19 trên thế giới

Số người có kết quả dương tính với virus Covid-19 đã vượt qua con số 300.000 trên toàn cầu, khi đại dịch tiếp tục lan rộng trên khắp thế giới.

Theo dữ liệu từ ĐH John Hopkins, hiện có 311.988 người nhiễm Covid-19, trong đó hơn 13.470 trường hợp đã tử vong. Đặc biệt, tình hình tại Mỹ, Ý và Tây Ban Nha đang ngày càng trở nên tồi tệ. Tại Hoa Kỳ, các ca nhiễm bệnh tăng đột biến lên 26.747 - khiến quốc gia này trở thành một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, bên cạnh Trung Quốc, Ý và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, dịch bệnh tại Trung Quốc đã dần ổn định và được kiểm soát. 

Ý đã phải chứng kiến một ngày cuối tuần vô cùng tồi tệ khi xác nhận 793 trường hợp tử vong và hơn 6.557 người nhiễm bệnh. Tổng số bệnh nhân Covid-19 tại Ý hiện đã lên tới 53.578 người và đây cũng là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất. 

Tại Tây Ban Nha, 300 người đã tử vong vì Covid-19 trong một ngày, nâng tổng số lên 1.375 trường hợp. Các ca nhiễm bệnh tại đây hiện ở mức 25.374. 

Mặc dù Trung Quốc là quốc gia có số lượng ca bệnh nhiều nhất nhưng đại dịch đang có dấu hiệu chuyển gia châu Âu và Mỹ.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết các trường hợp nhiễm bệnh tại châu Âu được báo cáo hàng ngày thậm chí còn cao hơn tại Trung Quốc trong thời kỷ đỉnh dịch. 

Tình hình dịch bệnh đã leo thang đáng kể tại Hoa Kỳ trong tuần qua, đặc biệt tại khu vực New York. Bốn mươi lăm tiểu bang đã đóng của tất cả các trường học, quán bar, nhà hàng đồng thời ban hành lệnh cấm tụ tập đông người, khuyến khích người dân tự giác ở nhà. Bang California và New York - hai khu vực kinh tế lớn nhất ở Hoa Kỳ đã phải đóng cửa tất cả các doanh nghiệp không cần thiết cho đến khi có thông báo mới như một nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus. Các biện pháp quyết liệt tương tự đã được thực hiện hoặc có kế hoạch tại các tiểu bang khác như New Jersey, Illinois và Connecticut. 

Nguồn: CNBC

Có thể bạn quan tâm