Đà Nẵng: Cá chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân tại công viên 23 – 9

Gần hai ngày nay, tại hồ của công viên 23 – 9 ( TP. Đà Nẵng) xuất hiện cá chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối. Các công nhân môi trường phải tích cực vớt cá chết đưa đi xử lý để đảm bảo vệ sinh môi t
Đà Nẵng: Cá chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân tại công viên 23 – 9

Gần hai ngày nay, tại hồ của công viên 23 – 9 ( TP. Đà Nẵng) xuất hiện cá chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối. Các công nhân môi trường phải tích cực vớt cá chết đưa đi xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường, chiều tối ngày 1 – 8 lượng cá chết được vớt lên cũng lên đến vài trăm kg.  Để xác định nguyên nhân cá chết thì chi cục môi trường đà nẵng cho biết, phải sau 5 ngày mới có kết quả phân tích hàm lượng chất hữu cơ trong nước  trong hồ để biết nguyên nhân cá chết dày đặc như thế này. Ngày 1/8, rất nhiều người dân cùng du khách trong và ngoài nước đến vui chơi, thư giãn, hóng mát ở Công viên 29/3 (Đà Nẵng) giữa những ngày nắng nóng gay gắt đã kinh ngạc chứng kiến cảnh cá chết bất thường, nổi trắng hồ nước và bất mùi hôi thối nồng nặc! Ghi nhận tại hiện trường cho thấy lượng cá chết rất lớn, dạt vào bờ kết thành mảng và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Nhiều người dạo công viên phải bịt kín mũi khi đi ngang vì không chịu nổi mùi hôi. [caption id="attachment_5518" align="alignnone" width="680"]

Đà Nẵng: Cá chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân tại công viên 23 – 9 ảnh 1

Cá chết nổi trắng hồ bốc mùi hôi thối nồng nặc[/caption] Theo quan sát của phóng viên, tại cống phía nam hiện vẫn có nước chảy vào hồ mà theo ông Mã đó là nước thải sinh hoạt của người dân. Trước đó, hồi tháng 9/2008 cũng từng xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt ở hồ Công viên 20/9. Theo Trung tâm Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT Đà Nẵng), kết quả phân tích mẫu nước tại hiện trường cho thấy hàm lượng oxy trong nước (DO) tại hồ này thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn phục vụ đời sống thuỷ sinh, đặc biệt độ sâu càng lớn thì hàm lượng DO càng thấp. Về nguyên nhân khiến hàm lượng DO thấp, kết quả quan trắc chất lượng nước tại hồ Công viên 29/3 cho thấy, một số chất hữu cơ như COD, NH4+ (as N) đều vượt tiêu chuẩn cho phép đối với khu vực nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ đời sống thuỷ sinh. Trong đó, COD vượt tiêu chuẩn từ 3,3 – 3,8 lần, NH4+ vượt tiêu chuẩn từ 3,26 – 5,58 lần. Đây là những thông số đại diện cho tình trạng ô nhiễm hữu cơ của hồ. Ngoài ra, hàm lượng các kim loại nặng trong nước như Cu, Pb cũng cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép. Báo cáo của Trung tâm Bảo vệ môi trường Đà Nẵng lúc đó cũng cho hay: “Nước hồ Công viên 29/3 có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ và một số kim loại nặng nên không đảm bảo chất lượng nước sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản. Hiện tượng cá ngáp nổi lên mặt nước và cá chết là do hàm lượng DO bị suy kiệt, cộng thêm tác động của mực nước hồ hạ thấp và trời mưa dông làm nước hồ và bùn đáy bị xáo trộn, chuyển động làm tăng hàm lượng một số hơi khí độc trong nước sinh ra ở lớp bùn đáy tác động điều kiện sống của các loại thuỷ sản trong hồ”. [caption id="attachment_5509" align="aligncenter" width="642"]

Đà Nẵng: Cá chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân tại công viên 23 – 9 ảnh 2

Hàng tấn cá chết được đội vệ sinh môi trường dọn dẹp tiêu hủy[/caption]

Trung tâm Bảo vệ môi trường Đà Nẵng cũng kiến nghị đơn vị quản lý hồ thường xuyên nạo vét lòng hồ và bùn cặn tại các cống thải nước vào hồ nhằm giảm lượng bùn lắng trong hồ, giảm thiểu khả năng tích tụ bùn đáy ở lòng hồ và tăng cường mực nước trong hồ được ổn định. Đồng thời, tăng cường giáo dục và quản lý khách tham quan, tránh hiện tượng vứt rác xuống hồ.

Người dân trong khu vực rất mong chính quyền các cấp và cơ quan chức năng sớm vào cuộc để tìm rõ nguyên nhân cá chết, qua đó có giải pháp khắc phục môi trường nhằm phát triển nguồn lợi thủy sản trên hồ công viên 23 – 8 nói chung và các khu vực hồ trên TP. Đà Nẵng nói riêng. Để người dân hết hoang mang lo lắng.

Song Hải

Có thể bạn quan tâm