Đà Nẵng: Chợ tình “Osin” chốn công viên

Cho dù làm bất cứ ngành nghề gì, mọi người đều có trái tim và khối óc. Họ cũng cần lắm sự đồng cảm và chia sẻ, cần lắm bến đỗ bình yên, hạnh phúc. Chẳng biết từ bao giờ các góc công viên 29 – 3 tại đư
Đà Nẵng: Chợ tình “Osin” chốn công viên

Cho dù làm bất cứ ngành nghề gì, mọi người đều có trái tim và khối óc. Họ cũng cần lắm sự đồng cảm và chia sẻ, cần lắm bến đỗ bình yên, hạnh phúc. Chẳng biết từ bao giờ các góc công viên 29 – 3 tại đường Thạc gián, Thanh Khê, Đà Nẵng  đã trở thành điểm họ hẹn của những người giúp việc, quản gia, phụ hồ, xe ôm. Những tối thứ bảy lãng mạn, tình tứ, ngắn ngủi là quãng thời gian mà những người lao động đến với nhau, mong tìm được bến đỗ cuộc đời.

Chợ tình – nơi trải lòng của những phận làm “mướn” Nói đến chuyện osin hẹn hò, nên duyên vợ chồng.  Phải nhắc đến chuyện tình của chàng trai tên Huy một con người xứ quảng chất phác,  làm nghề phụ hồ cho các công trình. Và cô gái tên Trâm quê ở Quảng Trị làm nghề osin. Họ tìm đến chợ tình và quen biết nhau, thế là chuyện tình của họ đơm hoa kết quả. Cứ thế những nam thanh nữ tú, làm thuê làm mướn đều truyền tai nhau về tình yêu của họ, ở chốn chợ tình này. Khi thành phố lên đèn, thường thì khoảng 6h tối thứ 7 hằng tuần, Chợ tình tại công viên 23 – 9(Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng) bắt đầu vào phiên. Nhân vật chính của chợ là thanh niên đến từ các quận trong thành phố nơi họ đang làm nghề Osin. Người đến trước chỉ cho người đến sau, cứ thế chợ thành nổi tiếng. Không phải là nơi mua bán, cũng chẳng phải là chốn thỏa mãn niềm vui thể xác, người đi chợ muốn tìm bạn trăm năm. Như thường lệ, mỗi ngày cuối tuần thì những người làm thuê, làm mướn này được nghỉ ngơi. Và cứ thế 7h tối, mọi người kéo nhau tới đông hơn, kẻ xa thì đi xe máy, xe ôm, người gần thì đi bộ. họ đi theo nhóm hoặc chỉ đi một mình, lặng lẽ ngồi xuống ghế đá hay quán chè góc công viên nói chuyện về công viêc một tuần qua, và ngồi đợi chờ một tia sáng hạnh phúc. Những người đã có đôi thì tách ra một góc riêng nào đó để tâm sự. Thỉnh thoảng,  lại có một cô gái hay chàng trai trong nhóm khác buông lời chọc ghẹo, các cô lúng túng, đỏ mặt khi có anh chàng nào đó bóng gió làm quen mình. văng vẳng đâu đó những câu hát hay đáo để của cô gái đáp lại chàng trai bóng gió kia. Như kiểu đối đáp giao duyên. Biết đến chợ tình 1 tháng nay qua người bạn thân làm nghề phụ hồ,  Nguyễn Sáng, 23 tuổi quê ở Quãng Bình đã “tia” được một cô gái làm nghề Osin tại quận Hải Châu cùng quê nhưng chưa dám bắt chuyện, chỉ ngồi nhìn cô bạn và…cười ánh mắt ngại ngùng, miệng ấp úng như kiểu chưa từng nói chuyện với người khác giới bao giờ. Trong nhóm bạn bè của Sáng cũng có nhiều người thương thầm, trộm nhớ một bóng hồng nơi đây nhưng không dám nói, chưa có bản lĩnh đến tiếp cận và ngõ lời. chỉ vì sự nhút nhát,  kiểu như “ thương em đứt ruột mà giả đò ngó lơ”. Phía bên kia đối phương cũng chẳng kém phần ngại ngùng “đứng bên này ngó bên kia rồi chỉ nói vu vơ”.  Nguyễn thảo Trang, 20 tuổi quê ở Huế nói: “Một anh trong nhóm của Sáng thích mình, mình biết và cũng thích anh đó. Anh đó hiền nhất hội, nhưng người đâu mà nhát quá không biết, làm mình cũng không đủ can đảm mà ngõ lời”. Để biết đối phương có thật sự thích mình và có tình cảm hay không? Thì Trang cùng các bạn quyết định phát tín hiệu. Tín hiệu ở đây quy định như  tín hiệu đèn giao thông vậy, Thường thì có ba nút xanh, vàng, đỏ. Tuy theo quyết định của đối phương. Dù tín hiệu có yếu đến mấy thì bên kia cũng có những bí quyết để chinh phục trái tim của các cô nàng. Tuy theo mức độ nhanh hay chậm, và cách tán gái của các anh chàng thợ hồ, thợ xây. Ngoài ra cũng tuân thủ mức độ khó, hay dễ của bên chị em phụ nữ,  để các đấng mày râu tiến tới. Có nhiều chị em, khao khát có một hạnh phúc, một gia đình thì khi đến đây, nếu gặp được chàng trai nào phù hợp hoặc có chí hướng các chị em liền mở tín hiệu đèn xanh liền. có khi, quen nhau hai ba tháng là tổ chức kết hôn. Còn cũng có nhiều trường hợp các cặp đôi muốn tìm hiểu dài hơn, thì họ lại làm quen theo kiểu khác. Được hiểu theo kiểu là “đi chậm mà chắc” còn những cặp phát tín hiệu đèn xanh liền, thì được mọi người hay chọc ghẹo nói “cưới ngay kẻo lỡ thì”. Nhóm thanh niên của Sáng và Trang lên thành phố làm osin, phụ nấu hàng ăn, chạy bàn, phụ hồ… với mức lương từ 2 triệu đồng mỗi tháng trở lên tùy công sức làm việc và năng lực. có nhóm đến chỉ dám gọi chai nước và mấy cái ly đá san sẻ nhau mà uống vừa tiết kiệm tiền, lại hòa đồng. Nhiều người lên đây làm thuê, làm mướn không có xe máy đi lại. thì có người họ mượn xe đạp, thậm chí có người đi bộ hơn 2 – 3 km để tìm tới chợ tình náo nhiệt này. Trần Văn H. (làm phụ hồ cho công trình gần công viên 29 – 3 ) cho biết: “Tôi mới vào đây làm việc được 2 tuần, ở nơi đất khách quê người buồn lắm. vào đây cũng chưa có bạn nhiều. Nghe mấy anh em phụ hồ bảo nhau, cuối tuần cứ ra công viên 29 – 3 là có bạn tình liền. Lúc đó, cũng vì tò mò nên cũng gia nhập hội. Quả thật không sai, đến đây, lứa tuổi nào cũng có chỉ cần mình mạnh dạn, thì sẽ làm quen được ngay. Tính tôi vốn nhĩ hoà đồng, vui tính, hay nói chuyện tiếu lâm thế là từ đêm hôm đó, tôi được một cô nàng cũng làm giúp việc nhà gần đó để ý. Thế là chúng tôi giao lưu số điện thoại của nhau, và bắt đầu yêu nhau. Cứ mỗi dịp cuối tuần chúng tôi lại ra đó hẹn hò, uống nước mía. Vì những người làm thuê làm mướn như chúng tôi lấy đâu tiền cho nhiều, mà hẹn hò nơi sang trọng. vả lại hẹn hò nơi đây chúng tôi có không gian riêng tư hơn”. Niềm hạnh phúc “nhỏ” nơi chợ tình Công viên ở đây khá rộng, ngoài những nhóm bạn giúp việc nhà hay nhóm thanh niên phụ hồ tới đây tìm bạn tình trăm năm. Thì ở đây cũng thu hút rất nhiều đôi trai gái sinh viên đến đây hẹn hò, tâm sự. Tôi để ý một chàng trai khá trẻ, nước da ngăm, rám nắng đang ngồi một mình, anh mắt luôn hướng về nhóm trai gái đang sinh hoạt. Bước đến làm quen, được biết anh tên là Lê Tài, 25 tuổi đang làm công dân cho một khu công nghiệp gần đó. Do hoàn cảnh khó khăn, nên anh ta đã nghỉ học từ rất sớm. Đi làm kiếm tiền phụ cha mẹ, nuôi các em học,  đã hơn 4 năm nay anh sống xa quê. Biết tới chợ tình bởi những người bạn, hai đêm cuối tuần, anh Tài muốn tới công viên mong được gặp người bạn khác giới phù hợp để tâm sự khi nhớ nhà, và nếu may mắn thì có thể tiến tới xa hơn. Những câu nói của anh Tài làm tôi nhận thấy rằng sự khao khát hạnh phúc trong ánh mắt chàng trai mong tìm được bến đỗ cuộc đời. “Liệu rằng anh ấy có gặp được người yêu thật sự ở đây không nhĩ? Anh tài mong sao được như những cặp tình nhân kìa vì đã ở thành phố 4 năm mà anh chưa có mãnh tình dắt vai nào, chưa được một người bạn khác giới nào quan tâm chia sẻ mỗi khi vui, buồn”. Cái duyên – cái nợ ấy được cho là “điềm lành” lan tỏa - khiến những người giúp việc, quản gia, phụ hồ, xe ôm khắp thành phố, cứ đêm thứ 7 lại chọn nơi đây thành điểm hò hẹn, giao lưu, tìm bạn. Tầm 20h, góc công viên náo nhiệt và sôi động. Những đám đông chừng hơn chục người, tập hợp các bạn trẻ từ 25-30 tuổi, đa phần là nữ, có bạn chỉ hẹn 1 người nhưng cũng kéo 3-4 người đi cùng để câu chuyện thêm rôm rả. Những câu chuyện tâm sự, sau một tuần đầy ắp, giờ "nổ" tung trời. Xa hơn, trong những góc khuất tĩnh lặng, những đôi ngồi gần nhau rủ rỉ, họ chừng tuổi 35-45, nhưng tuyệt nhiên không có những hành vi vô tư sàm sỡ như thường thấy ở vài công viên khác. “Hồi đó tôi mới mở quán nước ở đây, cô cậu ấy gặp nhau tình cờ khi cùng tìm đường tới chợ tình, sau đó làm quen. Gần một năm sau, hai người đã quyết định kết hôn xây dựng hạnh phúc. Giờ đã có một bé gái dễ thương lắm, cứ chiều chiều họ lại dẫn con ra đây hóng mát, ngồi chơi” – bà Lan, bán nước ở công viên kể. Như bao chợ tình khác, chợ tình osin cũng lắm chuyện buồn. Chuyện mấy anh chàng hẹn hò thề non hẹn biển với người yêu xong rồi “quất ngựa truy phong” khi thấy những cô gái khác đẹp hơn, cũng rất nhiều. Nhưng không phải ở công viên mới có chuyện đó và không phải phần thiệt vẫn thuộc về phụ nữ. Ở chợ tình, những người lao động bình thường, những người cũng chung sống phận. Họ sẽ được tìm bạn đời, tìm những hạnh phúc “nhỏ” bình dị nhất. mà bất cứ ai trong mọi tâng lớp xã hội đều được quyền chọn lựa cho riêng mình. Chợ tình tan phiên lúc 22h. Các chàng, nàng phải về cho kịp “giờ giới nghiêm” của nhà chủ cũng như giữ gìn sức khỏa cho ngày làm việc vất vả kế tiếp. họ đã có niềm vui trong tuần làm việc sắp tới. Nhìn anh mắt đầy hy vọng khao khát hạnh phúc của anh Thắng, chị Trang, anh Sáng . Cho thấy rằng,  thật ra ở tầng lớp nào cũng vậy, sống là phải có niềm tin và vui vẻ trong cuộc sống. Như thế hạnh phúc mới mĩm cười với mình, và đâu đó trong cuộc đời này, vẫn có người tìm kiếm một người giữa bầu trời rộng lớn.

Song Hải

Có thể bạn quan tâm