Đại án 9.000 tỷ đồng: Nhóm lợi ích lũng đoạn ngân hàng

Phạm Công Danh và các thuộc cấp đã phải nhận mức án cao nhất cho những sai phạm nghiệm trọng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB). Vụ án này đã phơi bày chân dung, hoạt động phi pháp của các nhóm cá n
Đại án 9.000 tỷ đồng:  Nhóm lợi ích lũng đoạn ngân hàng

Phạm Công Danh và các thuộc cấp đã phải nhận mức án cao nhất cho những sai phạm nghiệm trọng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB). Vụ án này đã phơi bày chân dung, hoạt động phi pháp của các nhóm cá nhân vì lợi ích riêng đã thâu tóm quyền lực, lũng đoạn ngân hàng để “rút ruột” hàng chục nghìn tỷ đồng… Trước đây, ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) có quá khứ hoạt động kinh doanh tăng trưởng ấn tượng, lợi nhuận cao, tổng tài sản đạt hơn 27.130 tỷ đồng (cuối năm 2011), vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Nhưng TrustBank nhanh chóng bị “nhấn chìm” xuống vực sâu phá sản bởi những người chủ mới tham lam, ảo tưởng sức mạnh… Cổ đông lớn “rút ruột” ngân hàng Trong buổi tuyên án ngày 9/9/2016, Hội đồng xét xử đã quyết định khởi tố vụ án điều tra tiếp về hành vi: “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các TCTD”, liên quan đến các khoản vay dưới thời ông Hoàng Văn Toàn, nguyên chủ tịch Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), trước khi Phạm Công Danh vào tiếp quản nhà băng này. Dưới thời điều hành TrustBank, ông Toàn đã để xảy ra nhiều sai phạm, gây thất thoát lớn trong việc cấp tín dụng cho nhóm Phú Mỹ của bà Hứa Thị Phấn, nhóm công ty Phương Trang. TrustBank rơi vào cảnh bết bát, tính đến 29/2/2012, ngân hàng này có tổng tài sản 20.846 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đã bị âm 2.855 tỷ đồng, lỗ luỹ kế hơn 6.600 tỷ đồng… Tình cảnh bết bát này, theo đại diện Ngân hàng Nhà nước là do bà Hứa Thị Phấn, cố vấn HĐQT và cổ đông lớn nắm 84,92% cổ phần TrustBank đã thao túng tài chính để phục vụ nhóm công ty “sân sau”, đầu tư dự án… Ban điều hành đã cấp tín dụng sai quy định cho nhóm Phú Mỹ và Phương Trang, sau đó chây ỳ trả nợ khiến TrustBank bị mất thanh khoản. Theo điều tra, giai đoạn năm 2009 – 2010, bà Hứa Thị Phấn, Chủ tịch HĐQT của CTCP đầu tư phát triển Phú Mỹ đã chi ra khoảng 2.000 tỷ đồng, nhờ người đứng tên mua lại 84,92% cổ phần TrustBank để thao túng nhà băng này. Khi đặt chân vào TrustBank, bà chủ quyền lực này đã dùng ảnh hưởng của mình để vay của TrustBank 3.581 tỷ đồng thông qua các hợp đồng vay do 29 cá nhân đứng tên. Khoản vay được thế chấp bằng nhiều khu đất nông nghiệp, đã được ngân hàng “thổi giá” lên gấp hàng chục lần giá trị thực tế. Bằng chiêu nâng khống giá trị tài sản đất đai, đưa vào thế chấp vay tiền, mua bán tài sản lòng vòng… nhóm bà Phấn tiếp tục “bòn rút” tiền từ TrustBank mà không hề bị phát hiện, xử lý kịp thời. Dường như hệ thống kiểm soát, thanh tra đã bị “tê liệt” dưới sự điều hành, thao túng của nhóm cổ đông lớn, bất chấp hậu quả là đẩy TrustBank rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Đến cuối năm 2012, TrustBank bị âm vốn chủ sở hữu tới 5.711 tỷ đồng, lỗ lũy kế tới 8.765 tỷ đồng. Phạm Công Danh: “Tôi bị lừa” Khi TrustBank đã như con tàu “mục rỗng”, nhóm cổ đông Hứa Thị Phấn đã tìm cách chuyển nhượng vốn cho người khác nhằm “vét mẻ cuối”, rũ trách nhiệm. Và “con mồi” Phạm Công Danh - Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh – đại gia đầu tư bất động sản đã bị “sập bẫy” cay đắng. Theo lời khai của Phạm Công Danh tại toà, ông ta có ý định thành lập một ngân hàng mới. Danh đã tiếp xúc với Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương – OceanBank (đã bị bắt vì sai phạm trong điều hành ngân hàng từ tháng 10/2014), đưa cho Thắm 500 tỷ đồng để tham gia tái cơ cấu TrustBank. Ngày 9/10/2012, Phạm Công Danh và Hứa Thị Phấn đã ký hợp đồng chuyển nhượng 84,92% cổ phần TrustBank (252 triệu cổ phần) với giá trị hơn 2.521 tỷ đồng. Danh đã tiếp quản ngân hàng ốm yếu, còn nhóm bà Phấn đã “rút chân” mau lẹ, an toàn… Nguồn gốc 252 triệu cổ phần của bà Hứa Thị Phấn đến từ đâu, ai sở hữu, có là tài sản hợp pháp để giao dịch hay không, hiện vẫn còn là dấu hỏi lớn? Phạm Công Danh cũng cho biết, mình đã chi ra 3.700 tỷ đồng không phải để mua ngân hàng TrustBank, mà là mua các bất động sản của nhóm khoảng 30 công ty (bà Phấn nhận là đại diện cho nhóm 30 công ty). Với kinh nghiệm đầu tư bất động sản, Danh nhẩm tính khi bán được các bất động sản đó thì sẽ có tiền để tái cơ cấu ngân hàng. Phạm Công Danh không hề hay biết cái “bẫy chết người” đã được giăng sẵn, chờ con mồi lao vào. Sau khi đã chuyển 3.700 tỷ đồng mua tài sản, Danh mới biết là 30 công ty không uỷ quyền cho bà Phấn, cũng không đồng ý uỷ quyền cho Danh nên không thể bán tài sản, dẫn tới không có tiền tái cơ cấu TrustBank như dự tính ban đầu. “Tôi bị lừa”- Phạm Công Danh cay đắng trả lời Hội đồng xét xử, vì đã trót bỏ nhiều tiền vào ngân hàng, không rút chân ra được. Hơn nữa, tiền mua tài sản là do Danh “mượn” từ TrustBank, trong đó có tiền của nhóm Trần Ngọc Bích thông qua các giao dịch gửi tiền- vay tiền… Áp lực tái cơ cấu ngân hàng “ốm yếu”, không có tiền hoạt động, lại phải lo trả nợ đã đẩy Danh tới con đường tội lỗi, phải thực hiện hàng loạt hành vi phạm pháp, như: lập khống hồ sơ vay tiền, vẽ dự án corebanking rút tiền, rút tiền của khách hàng... Một điều hài hước là, chủ tịch Phạm Công Danh và Tổng giám đốc Phan Thành Mai chưa từng có kinh nghiệm, năng lực điều hành ngân hàng. Sự thiếu hiểu biết, tham vọng lợi ích quá lớn khiến Danh lún sâu trong cơn say quyền lực, càng đẩy TrustBank- sau này là VNCB lâm vào cảnh thua lỗ, mất thanh khoản, phá sản. Kết quả, Phạm Công Danh bị kết án 30 năm tù, Phan Thành Mai lĩnh án 22 năm tù…

Hải Hà

Có thể bạn quan tâm