Đài Loan trình diễn tên lửa hành trình cảnh báo Trung Quốc ở căn cứ Bành Hồ

Trong chuyến thăm tới Căn cứ Không quân Makung của quân đội Đài Loan trên quần đảo Bành Hồ ngày 22/9/2020, Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen đã thị sát trình diễn tên lửa hành trình không đối đất đầu đạn nổ thông thường Wan Chien.

Các vũ khí này được trang bị chủ yếu máy bay chiến đấu bản địa F-CK-1C / D (IDF) của lực lượng không quân Đài Loan, triển khai luân phiên tới căn cứ không quân Makung (Makung AFB).

Nhân dịp này, bà Thái Anh Văn ca ngợi các phi công của Lực lượng Không quân Đài Loan (ROCAF) đóng tại Bành Hồ, đã có "màn trình diễn anh hùng" khi đánh chặn các máy bay của PLA trên eo biển - một hoạt động trở nên thường xuyên hơn trong những tuần gần đây.

Chuyến viếng thăm của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đến căn cứ Makung AFB

Ý nghĩa quan trọng của tên lửa Wan Chien sản xuất nội địa trong biên chế vũ khí của ROCAF là khả năng phóng từ những các máy bay F-CK-1C / D, hoạt động trên eo biển Đài Loan và có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền Trung Quốc.

Máy bay chiến đấu F-CK-1C / D và tên lửa hành trình Wan Chien

Các máy bay phản lực trên quần đảo Bành Hồ - một nhóm 64 hòn đảo nằm giữa Đài Loan và Trung Quốc, cho phép không quân Đài Loan có vị trí chiến thuật gần đại lục và cũng là một vị trí thuận lợi để chống lại bất kỳ cuộc tiến công tiềm tàng nào từ eo biển.

Căn cứ không quân Makung ở Bành Hồ

Điểm đặc biệt căn cứ không quân tại Makung sẽ không tồn tại lâu dài khi bị PLA tấn công tổng lực, do các tên lửa đạn đạo và hành trình của Trung Quốc sẽ nhanh chóng xóa bỏ mục tiêu quân sự quan trọng này.

Một sĩ quan ROCAF tại Makung AFB, trả lời hãng Reuters cho biết, các máy bay phản lực IDF có mệnh lệnh phải nhanh chóng đánh chặn máy bay PLA trong vòng 5 phút. Một quan chức khác xác nhận rằng các máy bay chiến đấu tại Penghu hiện đang xuất kích "hầu như mỗi ngày" ngăn chặn các hoạt động của máy bay PLA.

Makung AFB là nơi triển khai các phân đội máy bay nội địa Đài Loan F-CK-1C / D thuộc Không đoàn  số 1 (TFW) hoặc TFW số 3, có căn cứ chính trên đảo Đài Loan và tham gia trực chiến ở Penghu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.

Đưa các tên lửa hành trình cận âm Vạn Chiến đến Bành Hồ, mục đích chiến lược của Đài Loan nhằm tạo một sự răn đe đối với Bắc Kinh và trong một cuộc tấn công của PLA, các máy bay Đài Loan sẽ tấn công các mục tiêu trên đại lục như sân bay, hải cảng, trận địa tên lửa và trạm radar. 

Tầm bắn đến 240 km của tên lửa cho phép máy bay chiến đấu Đài Loan có thể phóng ngoài tầm bắn của nhiều hệ thống phòng không mặt đất của PLA.

F-CK-1C / D mang tên lửa hành trình Wan Chien

Tên lửa hành trình cận âm Wan Chien được phát triển vào năm 2000, do Viện Khoa học và Công nghệ Chung-Shan Quốc gia Đài Loan (NCSIST) dẫn đầu. 

Đài Loan phát triển các loại vũ khí dẫn đường nội địa sau khi Mỹ - nhà cung cấp vũ khí chính của Đài Loan từ chối bán cho Đài Bắc những hệ thống tên lửa hiện đại. Chương trình được công bố rộng rãi vào tháng 11 năm 2005 và tên lửa được đưa vào sử dụng vào năm 2011. Sản xuất dây chuyền dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào năm 2015, nhưng cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu tuyên bố giảm số lượng tên lửa sản xuất. Tháng 6/2017, một nguồn tin Đài Loan cho biết, chính phủ đương nhiệm của Tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) có kế hoạch khôi phục kế hoạch sản xuất Wan Chien với số lượng hơn 100 tên lửa.

Wan Chien có chiều dài 3,5 m, đường kính 0,63 m, trọng lượng phóng xấp xỉ 650 kg. Tên lửa có tầm bắn tối đa 240 km, sải cánh mở rộng sau khi phóng là 1,5 m. Tên lửa trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, định vị vệ tinh bằng INS / GPS và thiết bị dẫn đường chủ động bằng radar – hồng ngoại giai đoạn cuối. Đầu đạn có khối lượng 350 kg với lượng nổ mạnh, có thể lắp đặt các đầu đạn xuyên bê tông, xuyên giáp hoặc các đầu đạn thứ cấp. 

Tên lửa lần đầu tiên được giới thiệu cho công chúng ngày 16/1/2014 trong một buổi lễ tại Căn cứ Không quân Đài Nam, miền Nam Đài Loan.

Có thể bạn quan tâm