Đánh bom liên tiếp trong khu vực Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng ở Syria

Sau thỏa thuận ngừng bắn Moscow, các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Aleppo và Idlib bắt đầu có những mâu thuẫn và xung đột. Hàng loạt vụ đánh bom và ám sát lẫn nhau diễn ra trong các khu vực này.

Sáng ngày 19/07/2020, một vũ khí nổ tự chế hạng nặng (IED) phát nổ trên đường Jandaris thuộc thành phố Afrin ở miền bắc Syria, nơi đang bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng.

Quả bom IED nhắm vào một chiếc xe của nhóm Hồi giáo cực đoan Quân đoàn Sham do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Do lượng nổ của IED rất lớn, đã gây tổn thất và hư hỏng nặng nề cho những chiếc xe hơi, cửa hàng và tòa nhà người dân gần đó. Những nguồn tin địa phương cho biết, 13 người, trong đó có 6 trẻ em bị thương, không có thông tin người thiệt mạng.

Đài quan sát nhân quyền Syria (SORH) có trụ sở ở London, ủng hộ đối lập và thánh chiến thông báo, 3 người bị thương là các tay súng của nhóm Quân đoàn Sham, trong đó có một chỉ huy chiến trường.

Vụ đánh bom xe trong thành phố Afrin

Không có nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công IED. Các truyền thông viên ủng hộ lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến cáo buộc các nhóm du kích người Kurd như Lực lượng Giải phóng Afrin (ALF) và Nhóm Cành ô liu nổi giận (Wrath of Olives Operations Room) đã thực hiện cuộc tấn công này.

Chiều ngày 19/07/2020, một chiếc xe cài bom (VBIED) nổ tung tại thị trấn Sajjo thuộc vùng nông thôn phía bắc Aleppo, nơi đang bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng.

Những nguồn tin địa phương cho biết, xe bom đậu ở trung tâm thị trấn, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, trên tuyến đường cao tốc đến cửa khẩu biên giới Bab al-Salama, cách 1 km về phía bắc Sajjo.

SORH có trụ sở ở Anh cho biết, 3 người thiệt mạng và 6 người khác bị thương. Các nguồn tin địa phương cho biết có khoảng 5 người thiệt mạng, ít nhất 70 người khác bị thương.

Vụ đánh bom xe phía bắc Aleppo, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ

Tương tự như ở Afrin, lực lượng Hồi giáo cực đoan cáo buộc các nhóm dân quân người Kurd đã gây lên các vụ tấn công, một số cho rằng, những vụ tấn công này do các phần tử khủng bố IS thực hiện.

Lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không có bất cứ hoạt động nào sau những vụ đánh bom liên tiếp trong các khu dân cư. Một số nguồn tin khác nhau cho rằng, chính các nhóm thánh chiến đã thực hiện các vụ đánh bom này để triệt hạ lẫn nhau, tranh giành quyền lợi từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Có thể bạn quan tâm