Doanh nghiệp phòng chống tham nhũng như thế nào?

Các doanh nghiệp nhỏ dễ gặp phải và dễ bị tác động bởi tham nhũng. Bở các doanh nghiệp nhỏ thường thiếu hoặc không có đội ngũ quản lý tuân thủ giám sát nhân viên hay kiểm toán nội bộ kiểm tra từng gia
Doanh nghiệp phòng chống tham nhũng như thế nào?

Trong khuôn khổ của dự án “Xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phòng ngừa tham nhũng” tại Việt Nam, chương trình được tài trợ bởi Đại sứ quán Anh tại Hà Nội thông qua Quỹ Thịnh Vượng của Vương Quốc Anh. Tại Hà Nội, ngày 21/10/2015, VCCI phối hợp với Đại sứ quán Anh tổ chức hội thảo công bố “Bộ công cụ Hướng dẫn các bước đi thực tế phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua được các rào cản, rủi ro từ tham nhũng.

Phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp không có nghĩa là phải tăng thêm các thủ tục hành chính, đưa ra các quy định hay ràng buộc về pháp lý, Ngài Glies Lever, Đại sứ Anh tại Việt Nam nhấn mạnh “phòng ngừa tham nhũng chính là sự cam kết, vấn đề đạo đức của doanh nghiệp: Kinh doanh minh bạch, trung thực và hiệu quả”.

Ngài Glies Lever, Đại sứ Anh tại Việt Nam

Phát biểu trong buổi hội thảo ông Brook Horowitz, CEO, Tổ chức IBLF Global, tác giả phiên bản quốc tế của Bộ công cụ kiêm Giám đốc dự án nói “Các doanh nghiệp nhỏ dễ gặp phải và dễ bị tác động bởi tham nhũng. Không như các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ không có đội ngũ cán bộ tuân thủ giá sát nhân viên hay cán bộ kiểm toán nội bộ kiểm tra từng giao dịch. Do vậy, bộ công cụ này sẽ là cẩm nang hướng dẫn các doanh nghiệp nhỏ và vừa tự phòng ngừa tham nhũng trong nội bộ doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp”.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó tổng thư ký VCCI, Tổng thư ký SDforB, nhấn mạnh “65% doanh nghiệp bị nhũng nhiễu vì vậy cần phải xây dựng các công cụ cần thiết để từng bước giúp doanh nghiệp phòng ngừa tham nhũng trong chính doanh nghiệp cũng như bên ngoài”.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó tổng thư ký VCCI, Tổng thư ký SDB

Vậy doanh nghiệp Việt Nam phòng chống tham nhũng như thế nào? Ngoài việc hoàn thiện hệ thống luật pháp từ chính phủ, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ pháp luật, Thanh tra chính phủ cho biết “Theo thống kê trong 6 năm trở lại đây, tham nhũng là một trong 6 yêu tố tác động đến môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp trên thế giới chi cho tham nhũng, hối lộ lên tới 2% GDP toàn cầu.

Vì vậy, doanh nghiệp là một phần quan trọng trong phòng chống tham nhũng”. Việt Nam đã tham gia ký kết 17 FTA, trong đó có cá FTA thế hệ mới như TPP, EVFTA mà vấn đề tuân thủ các chuẩn mực đạo đức kinh doanh quốc tế trong chuỗi giá trị toàn cầu là một trong những yêu cầu của các đối tác. Cũng theo ông Nguyễn Quang Vinh, “Tham nhũng được phòng ngừa hiệu quả nhất chỉ khi các doanh nghiệp cùng hợp tác hành động, chia sẻ kinh nghiệm và các thông lệ tốt”.

VCCI đã lựa chọn và phối hợp với nhóm chuyên gia trong nước, diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp quốc tế (IBLF Global) biên soạn lại bộ công cụ dựa trên kinh nghiệm quốc tế của nhóm các nước phát triển G20 nhằm phù hợp với bối cảnh môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước cũng như hệ thống luật pháp của Việt Nam. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và hiểu rõ hơn về bộ công cụ phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp đăng ký vào khoá tập huấn “Các bước đi thực tế trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phòng ngừa tham nhũng” tại website: http://dean12.org.vn

Nhất Phong

Có thể bạn quan tâm