Doanh nghiệp và nhà báo đã trở thành hai lực lượng quan trọng trong sự phát triển của đất nước

“Doanh nghiệp và nhà báo đã trở thành hai lực lượng quan trọng trong sự phát triển của đất nước” Trong quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước, sự đóng góp của doanh nghiệp, doanh nhân rất lớn.
Doanh nghiệp và nhà báo đã trở thành hai lực lượng quan trọng trong sự phát triển của đất nước

“Doanh nghiệp và nhà báo đã trở thành hai lực lượng quan trọng trong sự phát triển của đất nước” Trong quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước, sự đóng góp của doanh nghiệp, doanh nhân rất lớn. Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam dần dần từ bỏ tư duy kinh doanh truyền thống, theo thói quen, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm – dịch vụ để có thể tham gia được vào chuỗi giá trị ztoàn cầu. Cũng như vậy, trong quá trình này, báo chí cũng không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo hơn, cả về hình thức và nội dung. Báo chí không chỉ cung cấp thông tin, mà còn tham gia phản biện, phát hiện và xây dựng cơ chế, chính sách. Qua báo chí, nhiều thông tin của đời sống kinh tế - xã hội đã đến được với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, cung cấp các thông tin thực tế tới các cơ quan hoạch định chính sách, góp phần quan trọng trong nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân. “Cần những cuộc đối thoại, hợp tác thẳng thắn và có trách nhiệm với các cơ quan báo chí” [caption id="attachment_1228" align="alignleft" mwidth="245"]

Doanh nghiệp và nhà báo đã trở thành hai lực lượng quan trọng trong sự phát triển của đất nước ảnh 1

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)[/caption] Năm 2016 được Chính phủ xác định là năm khởi nghiệp sáng tạo. Đây là cơ hội để doanh nghiệp và báo chí phát triển, vì tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo cũng là tinh thần của doanh nghiệp và báo chí. Nhưng, phải thẳng thắn, doanh nghiệp doanh nghiệp cũng đang đứng trước những khó khăn vô cùng lớn, cần sự hỗ trợ, đồng hành của báo chí. Có thể nói, báo chí luôn là đối tác, là bạn đồng hành quan trọng của doanh nghiệp. Báo chí đã làm tốt người cổ vũ, tôn vinh, góp phần xây dựng lực lượng doanh nghiệp Việt Nam. Báo chí cũng là kênh cung cấp thông tin, tư vấn, quảng báo cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất – kinh doanh, bảo vệ doanh nghiệp, thúc đẩy cải cách thể chế, tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Cải cách thể chế của Việt Nam thời gian vừa qua đã có bước tiến quan trọng và báo chí là người góp phần rất lớn. Thông qua báo chí, nhiều ý kiến doanh nghiệp, người dân đã đến được các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, trở thành áp lực và trở thành động lực cải cách thể chế. Nhiều bài viết có trách nhiệm đã tác động rất tích cực tới hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã “sống lại” nhờ sự phản ánh, thông tin kịp thời của báo chí, như vụ việc chủ quán cà phê Xin Chào ở TP.HCM. Nhưng cũng phải thẳng thắn, chính tác động rất lớn đó của báo chí thì những hành xử không đúng, không chuyên nghiệp của báo chí - dù chỉ là đơn lẻ, nhưng cũng mang lại nỗi đau cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện tại, khi doanh nghiệp đang rất vất vả để cải thiện năng lực cạnh tranh, để hội nhập với thị trường quốc tế, rất cần những cuộc đối thoại, hợp tác thẳng thắn và có trách nhiệm về từng vấn đề cụ thể với các cơ quan báo chí. VCCI sẽ phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp để tổ chức các cuộc đối thoại này.   “Tôi kỳ vọng mối quan hệ có trách nhiệm giữa báo chí và doanh nghiệp”. [caption id="attachment_1231" align="alignleft" mwidth="660"]

Doanh nghiệp và nhà báo đã trở thành hai lực lượng quan trọng trong sự phát triển của đất nước ảnh 2

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, Chủ tịch Hội đồng doanh nhân và gia đình[/caption] Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Làm kinh doanh ở Việt Nam khó như tham gia giao thông, cứ phải lạng lách, nhiều khi làm đúng mà chưa chắc đã an toàn. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn báo chí hỗ trợ, động viên để chúng tôi có nhiều hứng khởi và tâm huyết với sự nghiệp xây dựng đất nước. Báo chí cũng nên có những tấm gương tốt, thay vì viết nhiều về những mặt trái, cái xấu quá. Đó là lý do nhiều doanh nghiệp vẫn ngại báo chí. Tôi cũng kỳ vọng mối quan hệ có trách nhiệm giữa báo chí và doanh nghiệp. Cơ quan nào làm sai đều phải chịu trách nhiệm, dù đó là doanh nghiệp, cơ quan báo chí hay các cơ quan, đơn vị khác. Với các nhà báo, chúng tôi mong rằng các nhà báo nâng cao tính chuyên sâu, đạo đức nghề nghiệp. Nếu các nhà báo viết không sâu, viết sai, chúng tôi sẽ không đọc đâu. “Báo chí góp phần cải thiện môi trường kinh doanh” [caption id="attachment_1232" align="alignleft" mwidth="720"]

Doanh nghiệp và nhà báo đã trở thành hai lực lượng quan trọng trong sự phát triển của đất nước ảnh 3

Ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại TP.HCM[/caption] Khi Việt Nam hội nhập sâu rộng, báo chí có vai trò rất quan trọng. Đơn cử như truyền tải thông tin những ý kiến góp ý của doanh nghiệp tới các cơ quan chức năng. Báo chí không chỉ cung cấp, truyền tải thông tin mà còn đưa ra những sáng kiến, giải pháp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lự cạnh tranh. Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam đang cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và quốc gia, tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp và sáng tạo.   “Thông tin trên báo chí cần thực sự cân bằng, công bằng, đầy đủ” Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) Chúng tôi là cộng đồng ngành hàng 5 triệu người, lực lượng chế biến và kinh doanh xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp của Vasep đã có thể cạnh tranh sòng phẳng và công bằng với các đối tác trên thế giới. Với chúng tôi, báo chí rất quan trọng vì thị trường thế giới đòi hỏi chúng tôi phải công khai, minh bạch về thông tin. Chúng tôi đánh giá rất cao sự đồng hành của báo chí. Nhưng, chúng tôi cũng cần sự chia sẻ, đồng cảm của báo chí, nhất là khi các doanh nghiệp trong ngành đang phải đối mặt với hàng loạt tác động bất lợi, từ cạnh tranh ngày càng gay gắt, hạn hán, xâm nhập mặn ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long… Chúng tôi mong rằng, thông tin trên báo chí thực sự cân bằng, công bằng, đầy đủ để tránh những tác động tiêu cực, mà nhiều khi các nhà báo cũng không thể lường hết. Đơn cử như những thông tin về các lô hàng xuất khẩu bị cảnh báo ở Hungari vừa rồi chẳng hạn. Trong khi lấy thông tin từ bên ngoài, các nhà báo không có thông tin từ doanh nghiệp để đảm bảo thông tin hai chiều. Trong ngành thủy sản, những thông tin cảnh báo là rất hay gặp, nên nếu không thông tin đến tận cùng, đi đến tận bản chất của vấn đề, doanh nghiệp sẽ chịu tác động rất bất lợi.

Thương Gia

Có thể bạn quan tâm