"Dọn dẹp" nợ xấu Habubank, Ngân hàng SHB tiếp tục tăng vốn lên 12 nghìn tỷ đồng

Tại ĐHCĐ thường niên sáng nay 27/4/2017, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (mã: SHB) trình cổ đông thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 12.036 tỷ đồng. Trong đó, sẽ chia cổ tức tỷ lệ 7,5% bằng cổ phi
"Dọn dẹp" nợ xấu Habubank, Ngân hàng SHB tiếp tục tăng vốn lên 12 nghìn tỷ đồng

Cổ tức 7,5% bằng cổ phiếu 

Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB báo cáo với cổ đông về tình hình hoạt động kinh doanh năm 2016 và kế hoạch các mục tiêu cho năm 2017.

Cụ thể, năm 2016 ghi nhận mức tăng trưởng khá của SHB, trong đó lợi nhuận trước thuế đạt 1.156 tỷ đồng. SHB dự kiến sẽ chia cổ tức tỷ lệ 7,5% bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 12.036 tỷ đồng. Số vốn tăng thêm khoảng 839,7 tỷ đồng, tương ứng lượng cổ phiếu phát hành thêm để trả cổ tức khoảng 83,97 triệu đơn vị...

Tại thời điểm 31/12/2016, SHB có vốn điều lệ là 11.196 tỷ đồng; tổng tài sản ở mức 234.785 tỷ đồng. 

Theo BCTC hợp nhất 2016 đã kiểm toán, tiền gửi của khách hàng đạt 166.576 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm 2015. Dư nợ cho vay khách hàng ghi nhận 162.376 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm. Ngân hàng đã phải tăng trích dự phòng rủi ro lên mức 1.797 tỷ đồng so với mức 1.421 tỷ đồng của cuối năm 2015.

Quy mô nợ xấu của SHB bất ngờ tăng mạnh 35% lên tới gần 3.044 tỷ đồng, chiếm 1,87% tổng dư nợ.

Với mức lợi nhuận khả quan, Hội đồng quản trị đã trình cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 839,39 vốn điều lệ lên 12.036 tỷ đồng từ chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 7,5% năm 2016.

Số vốn tăng thêm này sẽ được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định cho việc phát triển mạng lưới hoạt động kinh doanh, trang thiết bị hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và mở rộng quy mô cho vay.

Ban giám đốc đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2017 với tăng trưởng đột biến. Theo đó, năm 2017 SHB dự kiến tổng tài sản đạt 270.000 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2017. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.750 tỷ đồng tăng trưởng 50%. Ngân hàng duy trì các tỷ lệ an toàn theo đúng quy định của nhà nước.

Bầu 7 thành viên HĐQT 

ĐHCĐ đã tiến hành bầu 7 thành viên HĐQT và 5 thành viên Ban Kiểm soát như sau: 

1- Ông Đỗ Quang Hiển

2- Ông Võ Đức Tiến

3- Ông Thái Quốc Minh (thành viên HĐQT độc lập)

4- Ông Nguyễn Văn Lê

5- Ông Trần Ngọc Linh

6- Ông Đỗ Quang Huy

7- Ông Phạm Công Đoàn

Danh sách ứng viên có hai gương mặt mới là ông Thái Quốc Minh (hiện là Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Tư nhân VINA) và ông Phạm Công Đoàn (hiện là Chủ tịch HĐQT CTCP Cảng Quảng Ninh - công ty con của tập đoàn T&T và Chủ tịch CTCP Vàng Tiến VHANI).

5 ứng viên bầu vào Ban kiểm soát gồm:

1- Ông Phạm Hòa Bình

2- Ông Nguyễn Hữu Đức

3- Bà Nguyễn Thị Hoạt

4- Bà Lê Thanh Cẩm

5- Bà Phạm Thị Bích Hồng

"Dọn dẹp" nợ xấu Habubank

Tổng giám đốc Nguyễn Văn Lê cũng báo cáo về hoạt động xử lý nợ xấu của SHB trong 3 năm qua đã có sự cải thiện tích cực. Trước khi nhận sáp nhập Habubank, SHB có tỷ lệ nợ xấu là 2,23% dư nợ, nhưng khi "ôm"  Habubank, tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến lên tới 8,81%.

Tại thời điểm sáp nhập Habubank, nợ xấu của Habubank là 8.600 tỷ đồng, khi về với SHB, ngân hàng đã thu hồi 2.800 tỷ đồng, bán 3.500 tỷ đồng cho VAMC.  Hiện, nợ xấu của ngân hàng là 2.300 tỷ đồng, SHB sẽ tiếp tục lập dự phòng và xử lý.

Theo ông Lê, các khoản nợ do Habubank để lại chủ yếu là các khoản nợ lâu năm, khó xử lý từ nhóm các khách hàng Vinashin, Vinalines, Công ty Thuỷ Sản Bình An... Trong số này, nợ của khách hàng Vinashin đã được khoanh lại và bán nợ xấu. Còn nợ xấu của Thuỷ Sản Bình An, SHB đã trực tiếp tham gia xử lý tái cơ cấu, hồi phục lại hoạt động của doanh nghiệp, trả nợ cho các nông dân nuôi cá...

Tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2016 đã giảm tích cực xuống chỉ còn 1,93%. Song số nợ tuyệt đối lại có xu hướng tăng lên gần 3.044 tỷ đồng./.

>> SHB mục tiêu lợi nhuận tăng 50%, cổ phiếu vẫn “ám ảnh” dưới mệnh giá

Có thể bạn quan tâm