"Dọn sạch rào cản trong nước, DN mới an tâm ra ngoài"

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương dường như quan tâm đến cắt giảm các rào cản kinh doanh trong nước hơn là rào cản kỹ thuật t
"Dọn sạch rào cản trong nước, DN mới an tâm ra ngoài"

Thưa ông, khi phân tích cơ hội, thách thức từ EVFTA đã được đã ký, kỳ vọng sẽ được phê chuẩn vào cuối năm nay, những cảnh báo từ các khó khăn trong việc vượt qua được các hàng rào phi thuế quan, nhất là quy định trong các chương về biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) đang khiến DN lo lắng không ít. Ông nghĩ thể nào về những rào cản này?

Đó là những rào cản từ bên ngoài, do các đối tác áp đặt và cá DN Việt Nam buộc phải tuân thủ nếu muốn làm ăn với các thị trường này. 

Trên thực tế, đây không phải là những quy định quá mới. Nhiều DN hoạt động trong những ngành hàng, lĩnh vực hội nhập sâu và sớm như dệt may, thủy sản... đã quá quen với các tiêu chuẩn này khi làm ăn với các đối tác đến từ các thị trường lớn trên toàn cầu. Nhờ vậy, ý thức về tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật này cũng được hình thành, từ đó hình thành các chiến lược, kế hoạch đầu tư dài hạn để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận và phát triển thị trường xuất khẩu.

Tất nhiên, với hiệp định thương mại tự do mới được ký kết như EVFTA, sẽ có những quy định tiêu chuẩn kỹ thuật mới cần phải tuân thủ theo yêu cầu của đối tác. Các DN có thể sẽ phải mất thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu, mất chi phí đế đầu tư công nghệ, thay đổi quy trình sản xuất... để đáp ứng.

Tuy nhiên, tôi cũng không quá lo lắng nhiều về các hàng rào kỹ thuật này cũng như khả năng tuân thủ của các DN Việt Nam. Thậm chí, tôi không cho đây là thách thức lớn nhất.

Cửa có thể rộng nhưng để đi đến cánh cửa đó lại không đơn giản.

Tại sao lại không đáng lo, thưa ông?

Việc tuân thủ các quy định này sẽ là một khó khăn cho DN muốn thâm nhập thị trường Eu, đó là điều chắc chắn. Vì đi cùng với đó sẽ là chi phí tuân thủ.

Nhưng tôi không coi đó là thách thức vì các tiêu chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ... dù cao, nhưng lại được công bố công khai, minh bạch. DN muốn làm ăn với đối tác Eu, muốn thâm nhập thị trường này sẽ biết phải tìm kiếm thông tin ở đâu, điều kiện ra sao, thực hiện thế nào và từ đó tính toán chi phí để xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện...
Việc DN cần phải chú tâm là nghiên cứu kỹ để nắm rõ các quy định, tiêu chuẩn, kỹ thuật, có thể tìm kiếm sự tư vấn từ các hiệp hội ngành nghề.

Thâm chí, nếu có khó khăn, các DN hoàn toàn có thể có những kiến nghị để có sự hỗ trợ kỹ thuật từ các hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước cũng như chính các tổ chức hỗ trợ DN của Eu.

Sự chủ động của các DN, hiệp hội DN trong lúc này là rất quan trọng trong việc tìm giải pháp hóa giải các hàng rào kỹ thuật từ các đối tác nhập khẩu.

Nghĩa là các DN Việt Nam đang đứng trước cửa rộng để bước chân vào thị trường EU, khi các dòng thuế được cắt giảm, thưa ông?

Cửa có thể rộng nhưng để đi đến cánh cửa đó lại không đơn giản. Đây là điều tôi đang lo lắng và muốn nhấn mạnh.

Tôi muốn kể ví dụ. Hiện nay, ở một số DN xuất khẩu lớn, bên nhập khẩu thường cử đại diện đóng tại DN để kiểm tra việc tuân thủ các quy định, cam kết và đặc biệt là việc tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. DN chỉ cần vi phạm bất cứ quy định gì của pháp luật Việt Nam, như quy định về làm thêm giờ, quy định về điều kiện kinh doanh, các quy định về môi trường... thì dù có hàng tốt, đúng chuẩn... cũng không được gia hạn đơn hàng, thậm chí không thể làm ăn được với đối tác lớn.

Nhiều DN chia sẻ với tôi, chính các hàng rào kỹ thuật bên trong, các quy định về điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành... mới là thách thức lớn nhất với họ, vì chúng thường khó thực thi, khó đoán định, chi phí tuân thủ cao, rủi ro rất cao.

Nhưng nguyên tắc tuân thủ các quy định pháp luật, bao gồm cả điều kiện kinh doanh, các tiêu chí về lao động, môi trường là điều cần thiết và là trách nhiệm của DN Việt Nam, thưa ông?

Điều đáng nói là nhiều điều kiện, tiêu chí vô lý, các hàng rào kỹ thuật đòi hỏi thực thi tốn kém nhưng lại không phục vụ các yêu cầu phát triển chung, cả vấn đề về lao động hay môi trường, của Việt Nam.

Tạo sao chúng ta lại bắt DN của ta sử dụng muối iot để chế biến thực phẩm, trong khi các đối tác nhập khẩu hàng của Việt Nam, như Nhật, Australia... cấm, khiến DN phải đầu tư hai hệ thống máy móc. Chi phí tuân thủ cao, đẩy chi phí sản xuất của DN lên, giảm năng lực cạnh tranh của hàng Việt.

Tại sao chúng ta lại không nghiên cứu nâng thời gian làm thêm giờ của người lao động lên ngang với các nước trong khu vực, để DN không tối ưu hóa lao động...

Điều các DN cần là các quy định phải rõ ràng, công khai, minh bạch, chi phí tuân thủ thấp. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kinh doanh nếu cần thiết thì phải theo thông lệ quốc tế, không thể một mình một kiểu...

Những hàng rào kỹ thuật vô lý, tốn kém như vậy sẽ khiến DN luôn ở thế rủi ro, bất an...

Với cách quy định về điều kiện kinh doanh hiện tại, nhiều DN không tính toán trước được họ sẽ cần bỏ chi phí bao nhiêu, thời gian bao lâu để chính thức bắt tay vào kinh doanh.

Đó là chưa kể các quy định về điều kiện kinh doanh không rõ ràng, khó nắm bắt nên khiến việc tuân thủ trở nên khó khăn, thưa ông?

Với cách quy định về điều kiện kinh doanh hiện tại, nhiều DN không tính toán trước được họ sẽ cần bỏ chi phí bao nhiêu, thời gian bao lâu để chính thức bắt tay vào kinh doanh.
Nhưng, ngay cả những DN hiện hữu cũng khó khăn trong mở rộng sản xuất cũng như khó giảm chi phí hoạt động. Vì càng mở rộng, càng rủi ro khi không kiểm soát được chi phí, rủi ro...

Phải nói thêm, khi các DN trong nước không dám chắc chắn về việc thực thi các quy định của pháp luật Việt Nam thì việc bị các nhà nhập khẩu thổi còi hoặc không tiếp tục ký kết hợp đồng là rất lớn.

Ví dụ như các quy định về làm thêm giờ, quy định về tiêu chuẩn nước thải trong nuôi trồng thủ sản... dù nhiều DN, Hiệp hội DN kiến nghị nhiều lần là không phù hợp, quá cao so với điều kiện của Việt Nam, ngặt nghèo hơn các nước trong khu vực..., nhưng các cơ quan quản lý vẫn chưa có điều chỉnh phù hợp.

Thực trạng này sẽ ảnh hưởng đến năng lực sản xuất mới của DN, cũng có nghĩa là khó tận dụng được cơ hội khi cung của thị trường rộng mở?

khi các hàng rào bên trong, cụ thể là các điều kiện kinh doanh, tư duy về quản lý chuyên ngành không được gỡ bỏ, thì các nỗ lực dồn dập của Chính phủ trong ký kết các hiệp định thương mại tự do không được hậu thuẫn bên trong, các tác động dự kiến từ các FTA tới nền kinh tế sẽ khó được hiện thực.

Xin cảm ơn ông!

>> Trước thềm EVFTA: Doanh nghiệp kêu khó... từ bên trong

Có thể bạn quan tâm