Dự án cải tạo chung cư cũ số 22 Liễu Giai: Người dân phản đối, Chủ đầu tư nói gì?

Về những vấn đề liên quan đến dự án Cảo tạo, xây dựng lại Khu tập thể, Viện tư liệu phim Việt Nam số 22 Liễu Giai, Thương Gia đã có trao đổi với bà Phạm Thị Thanh - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Kin
Dự án cải tạo chung cư cũ số 22 Liễu Giai: Người dân phản đối, Chủ đầu tư nói gì?

Chung cư cũ số 22 Liễu Giai (ảnh Chủ đầu tư cung cấp)

Về việc đền bù cho 7 hộ dân chưa đồng ý với 4 mức bồi thường mà Chủ đầu tư đưa ra, bà Phạm Thị Thanh - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh bất động sản Việt-Úc cho rằng: “Dự án Cảo tạo, xây dựng lại Khu tập thể, Viện tư liệu phim Việt Nam số 22 Liễu Giai đã được Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư, trong đó có cả phương án đền bù giải phóng mặt bằng, và cái hỗ trợ này có mức có đền bù”.

"Nếu các hộ dân bây giờ đòi 100 triệu/m2, cả sổ đỏ cả cơi nới bằng nhau thì em có trả không?" bà Phạm Thị Thanh đặt câu hỏi ngược lại cho PV. "Mức đền bù là của Thành phố và Thành phố phê duyệt mức đền bù đó, bây giờ, đa số các hộ dân đã đồng ý, những hộ còn lại họ đòi một cái giá trên trời như kiểu 1tỷ/m2, đương nhiên, chúng tôi không thể đồng thuận và dự án sẽ tắc lại đó", bà Thanh tự trả lời.

Giám đốc Công ty Việt-Úc nêu lên phương án giải quyết, khi những người dân còn lại tại đây không đồng thuận với dự án thì chúng tôi báo cáo Thành phố, các quy trình để thực hiện dự án, một là xin khoan thẩm định khảo sát, và thực hiện đúng văn bản của Quận.

4 phương án bồi thường được Chủ đầu tư đưa ra

Trong văn bản nói rất rõ là rào tạm để phục vụ khoan khảo sát vì khoan khảo sát dẫn đến nguy hiểm, việc khoan khảo sát này nằm trong phần đất lưu không và không nằm trong khu tập thể, không nằm trong sân, không nằm trong quyền định đoạt của các hộ dân, không nằm trong nhà người ta thì họ không thể phản đối được, đây là phần đất do Quận và Phường quản lý. Giám đốc Công ty Việt-Úc đưa ra căn cứ pháp lý.

" Họ đang dùng việc phản đối rào để đòi hỏi và yêu sách đồng ý với đề xuất của họ trong vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng. Bà Nga phản hồi lại việc người dân căng băng rôn phản đối những ngày gần đây" bà Phạm Thị Thanh - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh bất động sản Việt-Úc.

Về cụ thể việc đền bù và tái định cư cho người dân ở đây, bà Phạm Thị Thanh cho biết: “Để mà giải phóng mặt bằng thì có hai nhóm người. Nhóm thứ nhất nhận đền bù tạm cư, di dời sang chỗ khác trong giai đoạn xây dựng sau đó nhận căn hộ tương lai trong tòa nhà mới. Nhóm thứ hai họ không có nhu cầu nhận căn họ mới, họ chỉ muốn nhận tiền để đi sống cuộc sống ở nơi khác, và số tiền đó có thể thỏa thuận với Chủ đầu tư”.

Với những căn hộ nhận tạm cư, chúng tôi đã tính toán trả hệ số 2,5 đến 2,6 lần so với căn hộ hiện tại và họ đã rất vui vẻ đồng ý đi. Thế thì, làm thế nào để công bằng những người nhận căn hộ tái định cư và nhận tiền, 100% các hộ dân không được ai hơn ai cả. Cách tính của Chủ đầu tư là lấy giá trị căn hộ trong tương lai trừ đi phần tạm cư, trừ đi phần chi phí xây dựng, trừ đi phần vốn vay, trừ đi các chi phí cơ hội, thì sẽ ra căn hộ hiện tại được trả là bao nhiêu. Đây là một cách tính về bồi thường bằng tiền.

Cách tính thứ 2 là, thôi thì mua bán dân sự, theo thỏa thuận, thế thì lấy gì làm căn cứ?. Người dân bảo là không quan tâm đến Luật, không quan tâm đến hệ số đền bù của Nhà nước, thế thì tính theo giá thị trường. Chủ đầu tư đã tính đến 4 phương án cho các hộ dân và chọn phương án nào cũng được, tuy nhiên, còn 7 hộ dân vẫn không đồng ý với cả 4 phương án Công ty đưa ra.

Trong buổi họp với Phường, các hộ dân đề xuất giá ít nhất là gấp 2 đến 3 lần giá Công ty đề xuất. Và nếu như vậy, Chủ đầu tư phải cầu cứu đến chính quyền, và nhận bàn giao các căn hộ kia, thì các hộ còn lại mới “kêu gào” bảo là Chủ đầu tư vào tháo dỡ, nhưng thực ra Chủ đầu tư không tháo dỡ mà các hộ dân họ di dời đi họ tháo dỡ.

Thực trạng tại Chung cư cũ số 22 Liễu Giai (ảnh người dân cung cấp)

Sau khi các hộ có ý kiến ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà, tuy nhiên, việc người dân tháo dỡ tài sản của họ là quyền của họ. Cái đấy phải làm rất rõ với nhau và sòng phẳng với nhau cái việc đó. Bà Thanh cho biết.

Sau đó, Chủ đầu tư và cư dân đã họp với nhau rất nhiều lần, mong muốn của cư dân là nhận được sự đền bù thỏa đáng, nhưng mức đền bù bao nhiêu là thỏa đáng thì cư dân tại đây không nói rõ. Và trong các buổi họp thể hiện rõ điều này. Giám đốc Công ty Việt-Úc nêu lên khó khăn trong công tác đền bù.

Đến nay, là có 7/25 hộ dân không đồng ý việc bồi thường. Đến cuộc họp cuối cùng, các hộ dân đã đề nghị cụ thể mức bồi thường, và áp dụng chung cho cả diện tích cơi nới và có những nhà diện tích cơi nới nhiều hơn diện tích sổ đỏ. Và việc bồi thường trên nguyên tắc là chỉ tính theo diện tích sổ đỏ. Bà Thanh nêu lên thực trạng bồi thường tại dự án.

Về các hộ tầng 1 và quy định về các hộ tầng 1, các nhà làm Luật đã quy định rất rõ trong việc cải tạo chung cư cũ. Nếu như đáp ứng “yêu sách” của họ là họ sẽ đáp ứng một mặt bằng kinh doanh trong căn hộ tương lai thì đương nhiên lại phá nát dự án mới và đi thụt lùi. Bà Thanh trả lời về việc tại sao không đền bù giá trị tương đương về diện tích mặt bằng kinh doanh khi xây dựng dự án mới.

Về những vướng mắc giữa hai bên, Thương Gia sẽ có phân tích trong bài viết sau.

>> Vì sao cư dân khu tập thể số 22 Liễu Giai căng băng rôn phản đối chủ đầu tư?

Có thể bạn quan tâm