Dự thảo: Bán than, in tiền cùng 65 ngành khác "thoát" nhóm kinh doanh có điều kiện

Sau khi loại bỏ 67 ngành nghề và bổ sung thêm 14 ngành, số ngành nghề kinh doanh có điều kiện giảm xuống còn 214 ngành nghề. Ngày 1/9/2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ
Dự thảo: Bán than, in tiền cùng 65 ngành khác "thoát" nhóm kinh doanh có điều kiện

Sau khi loại bỏ 67 ngành nghề và bổ sung thêm 14 ngành, số ngành nghề kinh doanh có điều kiện giảm xuống còn 214 ngành nghề. Ngày 1/9/2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Đáng chú ý là nội dung liên quan đến Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, Bộ KH&ĐT đề xuất loại bỏ 67 ngành nghề và bổ sung thêm 14 ngành vào danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện, qua đó, giảm số lượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện xuống còn 214 ngành nghề. Theo đó, một số ngành nghề như kinh doanh than, kinh doanh dịch vụ truyền hình theo yêu cầu, bảo hành và bảo dưỡng xe ô tô, hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài... đã được loại bỏ khỏi danh sách ngành kinh doanh có điều kiện. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được công bố vào tháng 7/2015 khi Luật Đầu tư năm 2014 chính thức có hiệu lực và hiện đang được công bố trên Cổng thông tin ĐKDN Quốc gia. Danh mục được phân chia theo 16 ngành, lĩnh vực. Trong từng danh mục, có các ngành nghề cụ thể đi kèm các điều kiện đang được áp dụng. Việc đăng ký kinh doanh các ngành nghề có điều kiện sẽ được thực hiện theo danh mục này. Đơn cử như trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng; Nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước (cửa kho tiền); Hoạt động in, đúc tiền đã không nằm trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật sửa đổi. Một số ngành mặc dù thoát khỏi danh mục kinh doanh có điều kiện nhưng vẫn thuộc danh mục Nhà nước sở hữu 100% vốn.

Theo Nghị định số 60/2015 NĐ-CP hiệu lực từ ngày 1/9/2015, công ty đại chúng hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài thì room ngoại quy định là 49%. Trường hợp công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật về đầu tư, pháp luật liên quan có quy định thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định pháp luật đó.

Đối với không thuộc các trường hợp đặc biệt (điều ước quốc tế quy định, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, pháp luật đầu tư và pháp luật liên quan quy định) thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Theo NDH

Có thể bạn quan tâm