Đua chức Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ mới

Bà Christiana Figueres, một nhà ngoại giao Costa Rica, cựu giám đốc Cơ quan biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, vừa được Costa Rica đề cử trở thành ứng cử viên thứ 12 cho vị trí tổng thư ký Liên Hiệp
Đua chức Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ mới

Bà Christiana Figueres, một nhà ngoại giao Costa Rica, cựu giám đốc Cơ quan biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, vừa được Costa Rica đề cử trở thành ứng cử viên thứ 12 cho vị trí tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ mới.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon phát biểu tại khóa họp thứ 70 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hồi năm 2015 - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, việc đề cử bà Figueres là hoàn toàn bất ngờ và mang tính nước rút trước thời điểm Hội đồng bảo an chốt danh sách và bỏ phiếu kín vòng đầu tiên vào cuối tháng này. Tổng thống Costa Rica, Luis Guillermo Solis, đã dành những lời có cánh cho ứng cử viên của nước mình. “Liên Hiệp Quốc và thế giới cần một tổng thư ký là người có thể kết nối, một người có thể lắng nghe và cố vấn, có thể giúp giải quyết các tranh chấp, xây dựng các hiệp định và lường trước được những khó khăn. Bà Christiana Figueres đã chứng minh được mình là một người như vậy”. Trước khi được đề cử trở thành ứng cử viên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, bà Figueres là thư ký điều hành Công ước khung Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu liên tục trong suốt sáu năm. Một số nhà ngoại giao nhấn manh việc hơn 190 nước ký vào thỏa thuận lịch sử chống biến đổi khí hậu ở Paris hồi tháng 12 năm ngoái có một phần công sức của bà Figueres. Là ứng cử viên gần như và có thể là cuối cùng, bà Figueres không đơn độc bởi bà không phải là ứng cử viên nữ duy nhất. Những ứng cử viên nữ khác bao gồm tổng giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova (Bulgaria), cựu bộ trưởng ngoại giao Croatia - Vesna Pusic, cựu bộ trưởng ngoại giao Moldova - Natalia Gherman, cựu thủ tướng New Zealand, giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc - bà Helen Clark, Bộ trưởng Ngoại giao Argentina Susana Malcorra. Theo kế hoạch, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gồm 15 nước sẽ bỏ phiếu kín không chính thức vào ngày 21-7. Việc bỏ phiếu có thể sẽ kết thúc vào tháng 9 hoặc tháng 10 để chọn ra một ứng cử viên chính thức cho cuộc bình bầu trước toàn thể Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, quan trọng nhất chính là lá phiếu của năm nước thường trực Hội đồng Bảo an gồm Anh, Nga, Pháp, Mỹ và Trung Quốc khi ứng cử viên phải nhận được sự đồng ý của 5/5 nước. Các ứng cử viên sẽ có buổi tranh luận trước toàn thể Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 12-7. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hiện tại, ông Ban Ki Moon, người Hàn Quốc, sẽ chính thức hết nhiệm kỳ vào cuối năm nay sau hai nhiệm kỳ năm năm liên tiếp kể từ năm 2006.

Theo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm