EVN huy động nhiệt điện chạy dầu với chi phí cao để cung ứng điện

Nắng nóng gay gắt liên tục trên diện rộng tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung trong những ngày qua đã làm công suất tiêu thụ đầu nguồn và sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc thiết lập đỉnh cao kỷ lục mớ
EVN huy động nhiệt điện chạy dầu với chi phí cao để cung ứng điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết do tình hình nắng nóng gay gắt diện rộng duy trì liên tục ở mức 39-40 độ ở miền Bắc và miền Trung trong tuần vừa qua đã làm cho công suất tiêu thụ đầu nguồn và sản lượng điện tiêu thụ toàn quốc tăng cao kỷ lục.

Số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) cho thấy công suất tiêu thụ đầu nguồn toàn quốc đã đạt tới 38.147 MW vào khoảng 14h ngày 21/6/2019. Đây là mức công suất đỉnh cao kỷ lục trong lịch sử từ trước đến nay.

Không chỉ về công suất, sản lượng tiêu thụ điện toàn quốc của ngày 21/6/2019 cũng ghi nhận số liệu cao kỷ lục ở mức 782,9 triệu kWh.

"Theo EVN, trong điều kiện thời tiết nắng nóng khắc nghiệt làm nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát như điều hòa nhiệt độ tăng rất cao. Theo tính toán cụ thể của chuyên gia kỹ thuật điện, trong những lúc thời tiết nắng nóng kéo dài, điện năng tiêu thụ của riêng điều hoà nhiệt độ trong gia đình có thể chiếm tới 60-65% tổng số lượng điện năng tiêu thụ.

Để đảm bảo khả năng cung ứng điện, EVN đã phải huy động nhiều tổ máy nhiệt điện chạy dầu chi phí cao để bảo đảm cung cấp điện với EVN với chi phí rất cao từ 3.500 đến 5.000 đồng/kWh.

Cụ thể như trong ngày 21/6/2019, EVN đã phải huy động nhiều tổ máy nhiệt điện chạy dầu trong hệ thống với tổng công suất chạy dầu lên tới gần 2000 MW.

Trong thời gian, dự báo miền Bắc, miền Trung vẫn có tiếp tục có đợt nắng nóng cục bộ. Đặc biệt là miền Trung, nắng nóng vẫn còn kéo dài. Nhu cầu tiêu thụ điện vẫn sẽ ở mức cao. 

Trước đó, bài toán đảm bảo cung ứng điện cho năm 2019 của EVN đã được đặt ra khi dự báo nắng nóng cao độ xảy ra trên toàn quốc. Tập đoàn EVN đã khẳng định thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ trọng tâm như đảm bảo các nhà máy nhiệt điện than vận hành liên tục; cân đối đủ nguồn than, khí trong và ngoài nước; tiếp tục làm việc và triển khai ký hợp đồng với các nhà cung cấp than/khí; hoàn thành đàm phán ký hợp đồng mua bán điện với Lào và Trung Quốc trong quý I/2019...

Trong thời gian qua, nhiều nhà máy điện mặt trời được khánh thành. Đơn cử như 3 trên 16 dự án điện mặt trời của tỉnh Long An đã kịp 'về đích' trước 30/6. Tại Ninh Thuận, đã có 6 nhà mát điện mặt trời đi vào hoạt động, tính đến 16/6 vừa qua. Tỉnh Bình Thuận cũng đã có 12 nhà máy điện mặt trời được triển khai. Tuy nhiên, các nhà máy này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu điện và EVN vẫn phải huy động nguồn cung ứng điện từ dầu.

Hiện, thuỷ điện có công suất 20.000 MW, đến năm 2030 chỉ còn đóng góp 13 -16% trong tổng cung, không có khả năng tăng nữa. Trong khi đó, điện hạt nhân chưa được Việt Nam triển khai.

Vậy, liệu có bài toán nào để đa dạng hoá nguồn lực cung ứng điện của EVN? Bên cạnh đó, khả năng điện tiếp tục tăng giá có sớm xảy ra? 

>> Quốc hội đề nghị Chính phủ báo cáo đầy đủ lý do tăng giá điện, xăng

Có thể bạn quan tâm