Gạo Việt Nam thua đau Myanmar: Dự báo sắp thành thật

"Không chỉ lấy đi những khách hàng quen của Việt Nam, Myanmar còn lấn sang nhiều thị trường lớn, sẵn sàng trở thành số 1 về xuất khẩu gạo". Đó là khẳng định chắc chắn của GS.TS Võ Tòng Xuân,
Gạo Việt Nam thua đau Myanmar: Dự báo sắp thành thật

"Không chỉ lấy đi những khách hàng quen của Việt Nam, Myanmar còn lấn sang nhiều thị trường lớn, sẵn sàng trở thành số 1 về xuất khẩu gạo".

Đó là khẳng định chắc chắn của GS.TS Võ Tòng Xuân, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trồng lúa với báo Đất Việt, khi nói về chiến lược lấy lại vị thế xuất khẩu gạo của Myanmar.

Đường đi bài bản của Myanmar

PV:- Thưa ông, Myanmar đang cố gắng lấy lại vị thế của nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Tập đoàn nông nghiệp chính phủ Myanmar (MAPCO) hiện đi đầu trong các nỗ lực cải tổ ngành nông nghiệp nước này.

Cụ thể, MAPCO đã lên kế hoạch xây dựng nhiều nhà máy xay xát gạo tập trung để cải thiện chất lượng gạo. Đồng thời, tập đoàn này cho nông dân thuê nhiều máy nông nghiệp với mức phí ưu đãi chỉ từ 8,5 đến 38 USD/tháng tùy loại máy để giúp nông dân nâng cao năng suất.

Đồng thời, xây dựng hệ thống đường xe lửa mới để vận chuyển gạo tại thủ đô Naypyitaw. Là một chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp, ông đánh giá như thế nào về mục tiêu cũng những cách thức hành động của Myanmar? Với những bước đi như vậy, ông đánh giá như thế nào về khả năng thành công của họ?

GS.TS Võ Tòng Xuân: - Myanmar có diện tích đất gấp 3 lần Việt Nam, chất lượng lại tốt hơn Việt Nam, có hệ thống sông ngòi để cung cấp thủy lợi rất tốt. Cùng với đó là chi phí giá nhân công cũng như đầu vào cho nông nghiệp ít hơn nên sản phẩm cạnh tranh.

Hiện nay, phần lớn nông dân Myanmar đều trồng giống lúa mùa, tức là lúa chất lượng cao, giống như bên Thái Lan, Campuchia, năng suất thấp nhưng giá thành cao.

Quy trình để dành vị trí hàng đầu trong xuất khẩu gạo của Myanmar rất bài bản, đầu tiên, họ chọn lọc những giống lúa tốt nhất, có thể cạnh tranh được với gạo Thái Lan, Campuchia, rồi sau đó, họ sản xuất giống.

Tôi biết, hiện nay họ đang tuyển chọn lại 3 giống lúa có chất lượng của Thái Lan, Campuchia, tất cả đều là giống lúa mùa, dài ngày, ngon cơm, năng suất thấp khoảng 3 tấn, nhưng khi trồng loại lúa này thì ít phải cạnh tranh. Chính vì thế, họ hơn Việt Nam ở chỗ lúa sạch, ngon, năng suất thấp hơn, nhưng hiệu quả cao.

Còn Việt Nam năng suất 5-6 tấn, nhưng chất lượng không ngon, nên giá bán thấp. Sau khi chọn được giống họ bắt đầu lo đến việc hỗ trợ cho người nông dân tiếp cận với công nghệ, sử dụng máy móc cải tiến, hạn chế sức người, nâng cao năng suất.

Cuối cùng là công nghệ hỗ trợ sau thu hoạch, đó là tập trung xây dựng hệ thống các nhà máy xay xát tại từng vùng. Myanmar đang đi đúng quy trình làm thương hiệu gạo ngon.

GS. Võ Tòng Xuân cùng hai kỹ sư của VAADCO Việt Nam quan sát lúa thí nghiệm tại Amagunze, Tiểu bang Enugu, Nigeria.

GS. Võ Tòng Xuân cùng hai kỹ sư của VAADCO Việt Nam quan sát lúa thí nghiệm tại Amagunze, Tiểu bang Enugu, Nigeria.

Bên cạnh đó, Myanmar có lợi thế hơn Việt Nam về nguồn nước, vì không bị ảnh hưởng bởi đập thủy điện của Trung Quốc, cũng như chuyển dòng nước của Thái Lan như Việt Nam.

Nước ta chỉ hơn về giống lúa cao sản, rẻ tiền, nhưng tới giống chất lượng cao như của Thái Lan, Myanmar, Campuchia chúng ta không làm được, vì nông dân không thích trồng giống năng suất 3 tấn, mất 150 ngày, chỉ thích trồng giống năng suất 5-6 tấn, 95 ngày. Do đó, chất lượng gạo Việt Nam không thể nào bằng 3 nước còn lại.

Với hướng đi trên, chắc chắn gạo Myanmar sẽ là số 1 thế giới, vượt qua cả Thái Lan. Tức là họ không làm ồ ạt mà làm gạo có thương hiệu và giá trị cao. Không như Việt Nam làm ra gạo chất lượng thấp, khối lượng cao mà giá trị không đáng là bao nhiêu.

Khi Myanmar bước vào thị trường chắc chắn sẽ lấy đi một số khách hàng của Thái Lan và Việt Nam. Về lâu dài, Myanmar có tiềm năng trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu vì đất đai màu mỡ và chưa được khai thác hết và họ đủ khả năng nâng cao chất lượng để sản xuất gạo cấp cao.

Hiện nay, Myanmar đang mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, nhất là Liên minh châu Âu (EU), bên cạnh đó là kế hoạch tới Kuwait, các nước Trung Đông và châu Phi. Tiếp theo sẽ là Úc, Ukraine, Bangladesh, Nam Phi, Ấn Độ, Singapore và Malaysia.

Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Myanmar có tiềm năng để trở thành một "mặt trận" phát triển kinh tế mới ở châu Á nếu tận dụng được các tiềm lực về tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động trẻ và sự gần gũi với hai quốc gia tiêu thụ hàng hóa hàng đầu là Trung Quốc cùng Ấn Độ.

Có thể bạn quan tâm