Giá đất huyện Hoài Đức sẽ tăng mạnh khi lên quận

Cùng với thông tin huyện Hoài Đức sẽ lên quận trong vòng 3 năm tới và các dự án lớn sẽ được đầu tư, thị trường bất động sản khu vực này có dấu hiệu nóng lên, giá đất tăng cao trong các tháng cuối năm
Giá đất huyện Hoài Đức sẽ tăng mạnh khi lên quận

Thị trường nhà đất huyện Hoài Đức đang ấm dần lên

Đất ngoại thành “lên đời”

Báo cáo nghiên cứu thị trường BĐS quý 3/2017 của CBRE Việt Nam mới công bố cho thấy, thị trường nhà ở gắn liền với đất ở khu ven phía Tây Hà Nội đang khởi sắc, giao dịch sôi động hơn. Cụ thể, nguồn cung mới chiếm tới 50% thị phần, tỷ lệ giao dịch thành công cũng chiếm tỷ trọng cao lên tới 63%.

Giá nhà đất khu vực Bắc Từ Liêm tăng 4% so với quý trước. Do đó, CBRE cho rằng quý 4 kỳ vọng thị trường sẽ rất sôi động.

Hiện tại, khu vực nằm dọc quốc lộ 32, mặt đường lớn hoặc gần các khu đô thị mới như Kim Chung Di Trạch, Tân Tây Đô… nhà đất có xu hướng tăng.

Khảo sát thực tế cho thấy, mặt bằng giá nhà đất ở khu vực này hiện nay đã tăng khoảng 30% so với cách đây khoảng 2 năm và lượng giao dịch đã tăng trở lại. Những lô đất ở trục đường lớn có mặt bằng giá khoảng trên 50 triệu đồng/m2, đi sâu vào bên trong các khu dân cư mặt bằng giá dao động từ khoảng 20-30 triệu đồng/m2.

Đặc biệt, đất đấu giá nằm sát cổng khu ĐTM mới Kim Chung Di Trạch cũng đã tăng giá mạnh trong thời gian gần đây. Theo nguồn tin, sau khi đấu giá thành công lô đất hơn 1.000 m2 ở khu vực này, một doanh nghiệp lớn đã bán sang tay với giá lên tới 80 – 85 triệu đồng/m2 (những lô mặt đường quốc lộ 32) và 50 triệu đồng/m2 cho những lô mặt đường nội bộ.

Giá đất huyện Hoài Đức sẽ tăng mạnh khi lên quận ảnh 1

Đất nền khu vực Kim Chung Di Trạch tăng giá mạnh

Tiềm năng tăng giá nhờ hạ tầng phát triển

Nằm trong vùng quy hoạch trở thành quận muộn nhất vào năm 2020, hạ tầng giao thông ở Hoài Đức đang thay đổi từng ngày. Ngoài tuyến quốc lộ 32 đã được mở rộng, thì dự án metro tàu điện trên cao Nhổn – Ga Hà Nội cũng đang được đẩy nhanh tiến độ hoàn thành. Theo Ban quản lý đường sắt đô thị, TP Hà Nội sẽ phấn đấu đến năm 2021 hoàn thành tuyến metro này để giúp cải thiện giao thông khu vực cửa ngõ phía Tây Hà Nội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực xung quanh.

Bên cạnh đó, nhiều dự án đường vành đai khép kín khu trung tâm Hà Nội cũng đang được khởi động đầu tư với số vốn lên đến cả tỷ đô la. Đáng chú ý là vành đai 3,5 và cầu Thượng Cát, vành đai 4, trục đường Tây Thăng Long kết nối khu Tây Hồ Tây với huyện Đan Phương chạy song song quốc lộ 32 hay con đường quốc lộ 70 nối từ Nhổn tới Đại lộ Thăng Long chạy qua huyện Hoài Đức cũng đang được triển khai xây dựng, mở rộng lên tới 4 làn xe. 

Nhiều tuyến đường quanh xã Kim Chung, Di Trạch sẽ được mở rộng, xây dựng như quốc lộ 70, đường Tân Lập – An Khánh – La Phù dài 16km rộng 50m, dự án Đức Thượng – Phú Diễn – Xuân La, dự án Sơn Động – Xuân Phương – Mỹ Đình…

Hạ tầng giao thông phát triển là điều kiện tiên quyết cho xu hướng chuyển dịch các dự án trường học, hành chính, nhà ở, trung tâm thương mại về khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh mật độ dân số Thủ đô đang ngày càng gia tăng, có những quận đã ở ngưỡng quá tải.

Các doanh nghiệp cũng đang lên kế hoạch đầu tư nhiều dự án đô thị, nhà ở hiện tại tại khu vực dọc trục đường 32.

Theo CBRE Việt Nam, cơ sở hạ tầng cải thiện mạnh mẽ tại khu vực phía Tây sẽ tiếp tục giúp duy trì nguồn cầu khả quan tại khu vực này và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư cũng như người mua nhà để ở.

>> Hà Nội điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị S2 ở huyện Hoài Đức

Có thể bạn quan tâm