Giải pháp nào cho doanh nghiệp bước vào cách mạng công nghiệp lần thứ 4?

Hội thảo khoa học với chủ đề: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Cơ hội và thách thức” vừa được hHệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh tổ chức vào mới đây tại Trung tâm Du lịch Văn hoá, T
Giải pháp nào cho doanh nghiệp bước vào cách mạng công nghiệp lần thứ 4?

Toàn cảnh hội thảo

Tham dự có ông Nguyễn Tiến Nhường - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Ngô Đình Loan - nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh; lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; Ông Nguyễn Nhân Phượng - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh; ông Tô Hoài Nam - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; ông Nguyễn Phương Bắc - Ts. Khoa học, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh, Bà Nguyễn Thy Dung - Giám đốc thương hiệu & đối ngoại Tạp chí Thương Gia; đại diện các doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan cùng tham dự.

Tại hội thảo, các đại biểu được đã nghe nhiều tham luận nêu bật được những cơ hội, thách thức cho cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ Bắc Ninh trên con đường hội nhập, tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nội dung các bài tham luận đã được đông đảo đại biểu quan tâm và đánh giá cao.

Ông Nguyễn Nhân Phượng - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh

Đề cập đến thực trạng tiếp cận nền công nghiệp 4.0 của các doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Nhân Phượng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh nhận định: “Một số doanh nghiệp đã áp dụng 4.0 vào doanh nghiệp, như tích hợp toàn bộ hệ thống quản lý sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Thời gian tới, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh sẽ tham quan các mô hình điển hình để thúc đẩy các doanh nghiệp chưa áp dụng, tạo sự phổ biến rộng rãi giúp doanh nghiệp nhận ra hiệu quả của 4.0 trong việc phát triển doanh nghiệp.”

Ông Nguyễn Xuân Vững - PCT TT Hiệp hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh (bên phải)

Nói riêng về ngành nông nghiệp, ông Nguyễn Xuân Vững - PCT TT Hiệp hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh chia sẻ thêm: “Hiệp hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Ninh đã chỉ đạo hướng dẫn các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bằng cơ giới hóa, tự động hóa và hiện đại hóa. Tiến tới hình thành mạng lưới kết nối cung cầu và thành lập sàn kết nối cung cầu để ứng dụng 4.0 vào sản xuất nông nghiệp."

Luật gia Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Các lãnh đạo doanh nghiệp đều nhận định cuộc cách mạng 4.0 vừa là thời cơ nhưng thách thức cũng rất lớn. Luật gia Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã đưa ra những nhận định về thực trạng và giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam: “Các doanh nghiệp cần lập website bán hàng trên mạng để giảm bộ máy marketing cồng kềnh như marketing truyền thống. Doanh nghiệp cũng cần cam kết nhiều hơn, cam kết liên quan đến chất lượng, giá cả, thời gian, dịch vụ sau bán, … Và tham gia vào chuỗi để tạo sự ổn định thị trường. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần kết nối, tạo cộng đồng, hy sinh vì cộng đồng.”

Bà Nguyễn Thy Dung - Giám đốc Thương hiệu & Đối ngoại Tạp chí Thương gia

Đồng quan điểm về kết nối để tạo ra sức mạnh, trong bài tham luận, bà Nguyễn Thy Dung - Giám đốc Thương hiệu & Đối ngoại Tạp chí Thương gia cũng đã nhấn mạnh, trong thời đại số hóa, để cạnh tranh và phát triển bền vững thì người lãnh đạo doanh nghiệp cần phải kết nối nhiều hơn, kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, kết nối giữa con người với con người trong tổ chức, kết nối giữa thế hệ cũ và thế hệ mới, có giải pháp chuyển giao giữa thế hệ đi trước và thế hệ kế cận cũng như lan tỏa văn hóa, lan tỏa thương hiệu tới cộng đồng một cách sâu rộng hơn. Đây cũng chính là bài toán mà nhiều doanh nghiệp đang quan tâm trăn trở trong thời đại công nghiệp 4.0.

Có thể bạn quan tâm