Góc nhìn khác về thuế Tài sản!

Hiện nay, thuế Tài sản được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, với nhiều tên gọi khác nhau, với các hình thức chủ yếu như: Thuế bất động sản (đánh trên nhà và/hoặc đất, thu định kỳ hàng năm); thu
Góc nhìn khác về thuế Tài sản!

Hầu hết các quốc gia không ban hành một sắc thuế tài sản riêng biệt bao quát tất cả các loại thuế liên quan đến tài sản, cũng như không có một khuôn mẫu chung thống nhất về thuế tài sản. Mỗi quốc gia tùy thuộc vào mục tiêu chính sách của mình sẽ có hệ thống chính sách thuế thu vào tài sản khác nhau, và đối tượng chịu thuế phổ biến về thuế tài sản ở các nước thường là nhà và đất.

Theo thống kê, đối với thuế tài sản/thuế bất động sản/thuế nhà, đất, hiện nay trên thế giới có 174/193 nước và vùng lãnh thổ có áp dụng sắc thuế này và các nước sử dụng các tên gọi khác nhau như: thuế tài sản (65 nước và vùng lãnh thổ như Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Serbia, Slovenia, Canada, Puerto Rico, Pháp, Hoa Kỳ, Thụy Sỹ…); thuế bất động sản (51 nước); thuế đất (30 nước), thuế sử dụng đất; thuế nhà, đất… và thường là khoản thu trong quá trình sử dụng đất.

Hiện nay, thuế tài sản, đặc biệt đánh vào đối tượng là bất động sản ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách của các quốc gia, chiếm tỷ lệ trung bình 3-4% so với tổng thu từ thuế ở các nước phát triển. Đơn cử như ở Nhật Bản thuế này chiếm gần 8% tổng số thu ngân sách. Còn ở các nước đang phát triển và chuyển đổi, tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế tài sản là bất động sản có xu hướng thấp hơn so với các nước phát triển và biến động không theo chu kì. Xét trong giai đoạn 2005-2013, tỷ lệ thu từ thuế tài sản là bất động sản so với GDP các nước phát triển và một số nước đang phát triển ở khu vực châu Á chỉ dao động trong mức 2% GDP.

Có thể nói, Luật thuế Tài sản được xây dựng nhằm góp phần cải cách thuế theo hướng hệ thống, đồng bộ, bao quát nguồn thu, hoàn thiện chính sách quản lý tài sản và hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiệu quả của Luật thuế Tài sản không chỉ tùy thuộc vào việc xác định giá tính thuế và mức thuế suất đơn giản, khoa học mà còn tùy thuộc vào quy định pháp lý và năng lực quản lý cho phép tránh kẽ hở cho sự lạm dụng và xác định chính xác các tiêu chí đoánh giá, tránh dẫn đến vướng mắc trong quan hệ thương mại quốc tế.

Theo Báo Hải quan

Có thể bạn quan tâm