Hà Nội: Hàng loạt biệt thự xây dựng trên hành lang thoát lũ

Mặc dù nằm trong hành lang thoát lũ nhưng nhiều biệt thự của Công ty TNHH Sao Nam Sông Hồng (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng) vẫn được "mọc" lên. Tại khoản 5, Điều 7 Luật Đê điều năm 2008 quy
Hà Nội: Hàng loạt biệt thự xây dựng trên hành lang thoát lũ

Mặc dù nằm trong hành lang thoát lũ nhưng nhiều biệt thự của Công ty TNHH Sao Nam Sông Hồng (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng) vẫn được "mọc" lên. Tại khoản 5, Điều 7 Luật Đê điều năm 2008 quy định rõ: “Nghiêm cấm việc xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt”. Quy định là vậy, tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì tình trạng hàng loạt công trình, kho bãi được xây dựng kiên cố, lấn chiếm hành lang an toàn thoát lũ ven bờ sông Hồng từ nhiều năm nay nhưng không hiểu vì sao chính quyền phường Thanh Lương (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại chưa xử lý? Theo quan sát, dọc tuyến đường Bạch Đằng (thuộc địa phận Cảng Hà Nội, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có tới 5-6 căn biệt thự cao 2- 3 tầng, được quây tôn kín mít, cách đó không xa là một bãi tập kết vật liệu xây dựng. Một người dân sinh sống đây cho biết, những căn biệt thự này vẫn đang được sử dụng bình thường, các biệt thự trên và kho bãi đều thuộc chủ đầu tư mang tên Công ty TNHH Sao Nam Sông Hồng. “Trước đây, khi có con đường mới (đường bê-tông kéo dài từ ngã ba đường Lãng Yên đến cửa phía Nam giao với đường Nguyễn Khoái), chúng tôi mừng lắm vì thoát được cảnh bụi bặm, bẩn thỉu, nhưng cũng từ đó dọc bên bờ sông Hồng người ta cho san lấp đất đá rồi nhiều căn biệt thự cứ mọc lên như nấm…”, anh Hoài, một người dân địa phương cho biết.

 Không hiểu vì sao nhiều công trình nằm trên hành lang thoát lũ này mà chính quyền sở tại lại không biết?

Đồng quan điểm với anh Hoài, bác Tuấn một người đân nơi đây bức xúc: “Không hiểu ai cấp phép mà doanh nghiệp ngang nhiên san lấp đất đá dọc sông, xây nhà kho, bến bãi chứa hàng hóa ngay trên hành lang thoát lũ, nếu xảy ra ”. Được biết, tuyến đường trước Cảng Hà Nội dài 1,8km, được khởi công vào tháng 6/2009, đến ngày 13/9/2010 thì tổ chức cắt băng khánh thành. Đây là tuyến đường được đầu tư, nâng cấp mới hoàn toàn. Tuy nhiên, trong thời gian khởi công, Cảng Hà Nội ký hợp đồng với Công ty Sao Nam Sông Hồng để kinh doanh du lịch trong thời gian 50 năm. Cũng từ đó, các biệt thự, kho bãi được hình thành, ngang nhiên lấn chiếm hành lang an toàn thoát lũ sông Hồng.

"Cột mốc chỉ giới thoát lũ" nằm trong khu biệt thự của Công ty TNHH Sao Nam Sông Hồng

Liên quan đến thực trạng xây dựng trên hành lang đê điều xảy ra trong những năm qua, trả lời các cơ quan báo chí, ông Trần Quang Hoài, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho rằng, trách nhiệm chính thuộc về lãnh đạo các quận, huyện: “Trách nhiệm của chủ tịch UBND cấp huyện đã được quy định cụ thể trong Luật Đê điều. Trong đó, chủ tịch UBND huyện là chủ thể chính tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ, tu bổ đê điều và hộ đê trên địa bàn; có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đê điều”. Theo Điều 12 - Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định rất rõ việc xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp vi phạm. Cụ thể, phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt. Bên cạnh đó, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm. Đồng thời, buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng đối với hành vi vi phạm quy định. Trước thực trạng trên đề nghị UBND TP.Hà Nội, các cơ quan chức năng trên địa bàn Hà Nội sớm vào cuộc xử lý dứt điểm vụ việc.

Có thể bạn quan tâm