Hậu Brexit, Nhật 'mạnh tay' mua công ty Anh

ARM Holdings, một trong những công ty công nghệ hàng đầu của Vương quốc Anh, sẽ được công ty Softbank của Nhật Bản mua lại với giá 24 tỷ bảng Anh (tương đương 32 tỷ đôla Mỹ). Brexit có thể g
Hậu Brexit, Nhật 'mạnh tay' mua công ty Anh

ARM Holdings, một trong những công ty công nghệ hàng đầu của Vương quốc Anh, sẽ được công ty Softbank của Nhật Bản mua lại với giá 24 tỷ bảng Anh (tương đương 32 tỷ đôla Mỹ).

Hội đồng quản trị của ARM được kỳ vọng là sẽ khuyến khích các cổ đông của mình chấp thuận thương vụ trên, với giá cao hơn tới gần 50% giá niêm yết của công ty này là 16,8 tỷ bảng Anh khi đóng cửa phiên giao dịch vào thứ Sáu. Thiết kế chip điện tử của công ty ARM Holdings được sử dụng trong hàng loạt thiết bị như điện thoại iPhone của Apple.

Brexit không ảnh hưởng đầu tư nước ngoài

Công ty ARM Holdings có trụ sở đặt tại Cambridge được cho là viên ngọc giá trị nhất trong chiếc vương miện của ngành công nghệ Anh. Tuy nhiên đề nghị chuyển giao công ty ARM đưa đến thách thức lớn cho chính phủ mới. Cùng với mức lương chức vụ quản lý cao, kinh doanh chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài là một vấn đề kinh tế mà Thủ tướng mới của Anh là bà Theresa May đưa vào tầm ngắm vì cho rằng những thương vụ mua bán như vậy có thể ảnh hưởng không tốt tới lợi ích quốc gia. Tuy nhiên chính phủ Anh khẳng định quyết tâm không để cho kết quả bầu cử Brexit ủng hộ Anh rời EU ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài.

Hậu Brexit, Nhật 'mạnh tay' mua công ty Anh ảnh 1
Thiết kế chip điện tử của ARM Holdings được sử dụng trong nhiều thiết bị trong đó có iPhone của Apple (Ảnh: Getty)
Phát triển và mở rộng

Những nguồn tin thân cận nói trong vụ thương lượng này, công ty Nhật đánh giá ARM có thế mạnh khai thác “lợi ích của internet”, nhờ vào việc trong tương lai một loạt các thiết bị gia dụng và kinh doanh mới sẽ sử dụng chip điện tử. Theo tin mà BBC nhận được, công ty Softbank của Nhật cam kết sẽ tăng gấp đôi nguồn nhân công của ARM ở UK trong vòng 5 năm tới. Hạn chế can thiệp nhà nước, quyết định cuối cùng sẽ do hội đồng cổ đông công ty này đưa ra. Công ty ARM được thành lập vào năm 1990, hiện có 3000 nhân viên. Phần lớn thành công của ARM được cho là do ảnh hưởng của Warren East. Ông Warren làm giám đốc điều hành công ty này từ năm 2001 đến 2013. Vào năm 2013, ông John Buchanan, lúc đó là chủ tịch hội đồng quản trị hãng ARM, đánh giá ông East đã "biến đổi” công ty ARM trong thời gian giữ chức vụ giám đốc điều hành.

Hậu Brexit, Nhật 'mạnh tay' mua công ty Anh ảnh 2Các thương vụ chuyển nhượng công ty và đầu tư nước ngoài (trong đó có Nhật Bản) là một trong những mối quan tâm của chính phủ Anh của Thủ tướng mới nhậm chức Theresa May. 
Khổng lồ công nghệ

Hiện ông Warren East là giám đốc điều hành hãng Rolls-Royce từ tháng Bảy năm ngoái. Đây cũng là một người khổng lồ khác trong ngành lắp ráp động cơ máy bay. Ông Warren East được phong tước hiệu của Hoàng gia Anh là CBE (Commander of the Most Excellent Order of the British Empire). Trong khi đó, Softbank là một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, do người sáng lập là một nhà kinh doanh người Nhật có tên Masayoshi Son điều hành. Trước đó công ty này xác nhập chi nhánh hãng Vodafone tại Nhật Bản cũng như một công ty viễn thông của Mỹ là Sprint. Thương vụ giá trị 20 tỷ bảng Anh là vụ mua bán lớn nhất của công ty Nhật tại thời điểm đó. Tuy nhiên, giá trị cổ phần của Softbank đã giảm 15% trong vòng 12 tháng qua.

Simon Jack, Tổng biên tập ban Kinh tế

Có thể bạn quan tâm