Hệ sinh thái kinh doanh: Chiếc nôi dẫn dắt doanh nghiệp

Chạy đua trong nền công nghiệp "nhanh" đang thúc đẩy các CEO phải tích cực tạo nên giá trị mới cho doanh nghiệp, từ nghiên cứu cải tiến sản phẩm cho đến thúc đẩy tìm kiếm khách hàng, mở rộng kinh doan
Hệ sinh thái kinh doanh: Chiếc nôi dẫn dắt doanh nghiệp

Và vì thế, câu chuyện làm thế nào để tạo nên "hệ sinh thái" kinh doanh cũng từ đó mà hình thành.

Những dẫn chứng điển hình

Chỉ cần nhìn vào những công ty có giá trị nhất hiện nay như Apple, Alphabet (công ty mẹ của Google), Microsoft, Amazon hay Facebook đều có thể thấy rõ sự cần thiết của hệ sinh thái kinh doanh.

Amazon đang tích cực hỗ trợ người bán hàng cũng như khách hàng để lại đánh giá, nhận định về sản phẩm hay chất lượng dịch vụ... nhằm hỗ trợ tối đa việc bán hàng. Phía Apple thì không ngừng mở rộng "không gian" cho các nhà phát triển ứng dụng phần mềm. Facebook thì lại tích cực giúp con người có thể chia sẻ hình ảnh và ý kiến của họ theo cách dễ dàng nhất cũng như cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ để tiếp thị hay quảng cáo đến khách hàng tiềm năng.

Phía Google thì muốn kết nối gần như tất cả mọi người trên thế giới theo hàng trăm cách khác nhau thông qua gmail, youtube… Và cuối cùng là Microsoft, hãng công nghệ lẫy lừng này muốn hỗ trợ tối đa các nhà phát triển, các nhà sản xuất phần cứng và khách hàng của mình theo cách mà khách hàng muốn.

Đây là ví dụ "điển hình" về những "cuộc cách mạng" mà các công ty mang tầm cỡ thế giới đang tích cực hiện thực hoá để xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ tối đa công cuộc kinh doanh. Và với các công ty có quy mô nhỏ, việc xây dựng một hệ sinh thái thịnh vượng chính là cách để thành công trên thương trường.

Doanh nghiệp “sống” hay “chết” hoàn toàn có thể căn cứ vào khả năng kết nối với các thành viên trong hệ sinh thái kinh doanh.

Hệ sinh thái: "Bánh đà" giúp kinh doanh ổn định

Theo các chuyên gia kinh tế, nếu xây dựng được hệ sinh thái tốt, mỗi một công ty có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và hạn chế tối đa sự ảnh hưởng từ biến động của thị trường. Hệ sinh thái còn có thể đưa ra "dấu hiệu" để các CEO nhận định về xu hướng mới nổi, cung cấp những lời quảng cáo "miệng" từ khách hàng và đối tác cùng với đó là hàng loạt ý tưởng sáng tạo và nguồn doanh thu mới.

Ngược lại, nếu CEO không chú trọng hoặc "bỏ quên" hệ sinh thái kinh doanh thì có thể đẩy doanh nghiệp rơi vào một vòng xoáy khiến danh tiếng công ty giảm sút, thậm chí là rơi vào "vòng kim cô" kìm hãm những ý tưởng mang tính bước ngoặt cũng như khiến doanh thu sa sút nghiêm trọng.

Bà Amanda Setili - Chủ tịch của Setili & Associates chia sẻ với Tạp chí CEO Margazine rằng, có một vài sai lầm thường gặp của các công ty trong việc quản lý hệ sinh thái của họ. "Một số CEO không tham gia vào việc duy trì và phát huy hệ sinh thái mà chỉ chú trọng đến những tiêu chí như làm thế nào để tăng doanh thu hay hạn chế chi phí sản xuất... Một số khác thì lại áp dụng biện pháp "thái quá" khiến từng thành viên trong công ty lại trở thành nhân tố kìm hãm tài năng của các thành viên còn lại. Hay trường hợp khác là duy trì một hệ sinh thái mà ở đó không thể tạo ra không gian để phát huy khả năng của các nhân viên…", bà Amanda phân tích.

"Bất kể doanh nghiệp của bạn làm trong lĩnh vực nào, có quy mô ra sao, điều mà mỗi một CEO cần quan tâm chính là phải nghĩ đến từng cá nhân trong hệ sinh thái đó, phải xác định các thành viên cần có đồng thời đưa ra yêu cầu cụ thể họ khi làm việc trong hệ sinh thái và nghĩ đến cách giúp họ dễ dàng đạt được kết quả. Nói cách khác, bạn cần phải xây dựng chiến lược để tạo nên một hệ sinh thái hấp dẫn và đa dạng để thu hút những người sẽ đem lại lợi ích tối đa cho bạn cũng như để khi làm việc chung, họ có thể tạo nên những thành tựu ngoài sức mong đợi", bà Amanda tiếp tục nhấn mạnh.

Hệ sinh thái kinh doanh vốn dĩ đã tồn tại từ khi loài người bắt đầu kinh doanh, là một "cộng đồng" gồm khách hàng, các bên đối tác, nhà cung cấp, nhà đầu tư và cả những đối tượng có khả năng tương tác hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty.

Theo các chuyên gia kinh tế, mối quan hệ này là một biểu hiện tự nhiên được hình thành trong quá trình trao đổi hàng hoá và buôn bán giữa các bên. Và trong thế giới đang ngày càng thay đổi, phát triển và cạnh tranh không ngừng thì những sự liên kết này lại càng trở nên quan trọng để đáng giá sự "tồn vong" cũng như "hưng thịnh" của doanh nghiệp.

5 "TIP" dành cho các CEO

5 quy tắc quan trọng cần nhớ để tạo nên được một hệ sinh thái thân thiện, theo bà Amanda, có thể "gói gọn" trong 5 từ: Thu thập, Phân tích, Định giá, Nền tảng, Lắng nghe.

Các CEO cần đánh giá kỹ càng các đối tượng đã có và phải có trong hệ sinh thái của doanh nghiệp, từ cổ đông l, nhà cung cấp cho đến các khách hàng tiềm năng để thu hút họ trở thành các khách hàng thân thiết.

Sau khi hình thành "tệp" đối tượng này, CEO phải tập trung đánh giá, phân tích "lợi ích" của từng khách hàng để quyết định ai là đối tượng cần thiết cho hệ sinh thái đồng thời tích cực kết nối và luôn "ở giữa" trong các mối quan hệ để lắng nghe phản hồi, giải quyết những mâu thuẫn phát sinh.

Bằng cách giải quyết vấn đề, chia sẻ thông tin và giúp đỡ lẫn nhau để ứng phó với những khó khăn và đón nhận cơ hội thị trường, khi đảm bảo đầy đủ các tiêu chí này, hệ sinh thái kinh doanh hoàn toàn có thể trở thành động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp phát triển vượt bậc và nổi bật trong một "rừng" đối thủ cạnh tranh.

Hệ sinh thái kinh doanh giúp doanh nghiệp trong hệ chuyên môn hoá năng suất và sản lượng. Các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí và thời gian. Cuối cùng, nó buộc đối thủ phải theo cuộc chơi mà bạn là người viết luật, là chủ và giúp công ty phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm