Herbalife Việt Nam vi phạm vì quảng cáo ảo

Sản phẩm thức Uống Dạng Bột Beauty Powder Drink– Hương Cam củaHerbalife Việt Nam vi phạm quảng cáo vì có nội dung không phù hợp. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công khai 25 cơ sở vi phạm quy địn
Herbalife Việt Nam vi phạm vì quảng cáo ảo

Sản phẩm thức Uống Dạng Bột Beauty Powder Drink– Hương Cam củaHerbalife Việt Nam vi phạm quảng cáo vì có nội dung không phù hợp.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công khai 25 cơ sở vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Trong đó có 15 Công ty vi phạm về quảng cáo, 3 công ty vi phạm về  ghi nhãn, 3 Công ty vi phạm về kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm, 1 Công ty vi phạm về sửa chữa, tẩy xóa phiếu kiểm nghiệm, 3 công ty vi phạm cả 2 hành vi (chất lượng sản phẩm, quảng cáo).

Đặc biệt, trong sanh sách này có doanh nghiệp thực phẩm lớn điển hình như Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam (số 26 Trần Cao Vân, phường 6, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh).

Theo đó, Herbalife Việt Nam vi phạm quảng cáo sản phẩm Thức Uống Dạng Bột Beauty Powder Drink – Hương Cam (Supplement Food: Beauty Powder Drink – Orange Flavor).

Một bảng hiệu quảng cáo của Herbalife Việt Nam.
Một bảng hiệu quảng cáo của Herbalife Việt Nam.

Sản phẩm này được quảng cáo trên các trang thông tin điện tử như Thanh niên, Báo Mới có nội dung không phù hợp với nội dung được cơ quan thẩm quyền xác nhận như chức năng, thành phần....

Mức phạt đối với việc vi phạm về quảng cáo của Herbalife Việt Nam là 25 triệu đồng.

Trong các bảng quảng cáo của công ty này cũng không nêu khuyến cáo theo quy định của Bộ Y tế là: "Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh" nhằm giúp người tiêu dùng tránh bị nhầm lẫn.

Điều này cũng khiến Công ty này bị Cục ATTP (Bộ Y tế) ra công văn yêu cầu dừng ngay các quảng cáo không đúng quy định và báo cáo sự việc để có thông tin trả lời trước dư luận.

Liên quan tới nội dung quảng cáo không đúng với các nội dung đã được cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt, Công ty TNHH Tuệ Linh (Địa chỉ ở tầng 5, tòa nhà 29T1 đường Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Giải độc gan Tuệ Linh được Cục ATTP xác nhận là vi phạm. Mức phạt cho công ty này cũng là 25 triệu đồng.

Gần đây, các công ty lớn về thực phẩm liên tiếp "dính" các án phạt vì vi phạm chất lượng về an toàn thực phẩm.

Hồi tháng 7, công ty Coca Cola VN cũng bị yêu cầu dừng lưu thông 13 sản phẩm vì chưa có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho việc sản xuất thực phẩm bổ sung.

13 sản phẩm gồm: Nước uống sữa trái cây Minute Maid Nutriboost loại hương cam, hương dâu, hương xoài; nước tăng lực nhãn hiệu Samurai hương dâu (dạng chai thủy tinh, chai PET); nước tăng lực nhãn hiệu Samurai (dạng chai thủy tinh, chai PET); nước cam có tép Minute Maid TEPPY và loại chai thủy tinh; nước uống vận động Aquarius (chai PET, lon nhôm); nước uống bổ sung khoáng Dasani; nước cam Minute Maid Splash Smooth.

Sản phẩm Samurai hương dâu vi phạm về hàm lượng B9 trong 1 lô hàng.
Sản phẩm Samurai hương dâu vi phạm về hàm lượng B9 trong 1 lô hàng.

Việc vi phạm của Coca Cola Việt Nam được ghi nhận từ ngày 21/6/2016 khi Đoàn Thanh tra của Bộ Y tế tiến hành thanh tra về ATTP.

Tổng số tiền phạt đối với Coca Cola Việt Nam là 433 triệu đồng.

 Đồng thời, công ty này cũng sản xuất và bán 1 lô sản phẩm thực phẩm bổ sung  là Nước tăng lực Samurai hương dâu có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng về hàm lượng Vitamin B9 (Acid Folic). Tổng giá trị hàng hóa vi phạm đã bán không thu hồi được là hơn 233,7 triệu đồng.

Coca Cola VN cũng buộc phải thu hồi tối đa 1 lô sản phẩm  thực phẩm bổ sung Nước tăng lực Samurai hương dâu; NSX: 24/05/2016; HSD: 24/05/2017; Lot: A1 N có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Quế Chi/ĐV

Có thể bạn quan tâm