Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ: Tạo cơ hội hay châm ngòi cuộc chiến mới?

Với sự thay đổi không tuân theo ý muốn của bất kỳ ai, NAFTA đang tạo nên những biến động mà ở đó, giới quan sát cho rằng, cán cân giữa cơ hội mới và cuộc chiến mới đang nằm ở thế “NGANG BẰNG”.
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ: Tạo cơ hội hay châm ngòi cuộc chiến mới?

Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là một hiệp định thương mại quan trọng để Mỹ, Canada và Mexico tăng cường khả năng cạnh tranh với các khu vực như EU hay ASEAN

NAFTA “cũ”: Những rạn nứt nghiêm trọng

Có hiệu lực từ năm 1994, NAFTA được đánh giá là cơ hội để kinh tế của Mỹ, Canada và Mexico trở nên “mạnh mẽ” hơn, để ba bên có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ, nguồn nhân lực và cùng nhiều bước tiến hợp tác mới…

Không chỉ hướng đến mục đích kinh tế, NAFTA còn hướng đến kiến tạo nên một nền tảng chính trị thống nhất giữa 3 quốc gia để từ đó, tham vọng xây nên mối liên hệ bền chặt và sự liên thông vô tận giống như khối liên minh EU. Nhưng sau gần 23 năm tồn tại, NAFTA đang lộ những vết rạn nứt nghiêm trọng do những bất cập và sự lỗi thời so với dòng chảy của nền kinh tế thế giới mới.

Nhiều vấn đề đã nổi lên trong mọi lĩnh vực. Tình trạng nhập cư đang tạo nên nhiều sự xung đột, xáo trộn trong giới chính sách khi liên quan đến quá nhiều vấn đề kèm theo như an ninh xã hội, việc làm,…

Về quan hệ thương mại, Mexico và Canada đều không hài lòng với điều khoản "mua hàng” của Mỹ khi quốc gia này công khai yêu cầu các dự án xây dựng trong NAFTA phải mua sản phẩm của các công ty Mỹ. Vì điều này, Mexico đã trả đũa bằng cách áp thuế quan với hàng chục loại sản phẩm nhập khẩu của Mỹ.

Dù mong muốn trở thành một khối thống nhất như mô hình Liên minh Châu Âu nhưng những căng thẳng giữa các công ty là địch thủ của nhau trên thị trường Bắc Mỹ khiến cho mong muốn này ngày càng trở nên xa vời.

NAFTA “mới”: Khuấy động hay giải quyết triệt để xung đột?

NAFTA có thể coi là một hiệp định “xuyên lục địa” tại Bắc Mỹ. Lợi ích mà NAFTA mang lại không chỉ thể hiện ở kinh tế mà còn ở quốc phòng, cơ hội việc làm và nhiều triển vọng hợp tác khác.

Nhưng có lẽ, cũng chính từ giá trị “xuyên không” đó mà các nước đều không muốn thua thiệt quá nhiều, đặc biệt là nước Mỹ - vốn nổi tiếng là đất nước luôn muốn tự đặt ra “lệ riêng” để trở thành “luật chung”.

Ông Thomas Donohue, Chủ tịch kiêm TGĐ của Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho rằng đòi hỏi của Washington giống những viên thuốc độc phá vỡ các cuộc hội đàm. Phòng Thương mại hoa Kỳ đã lặp lại nhiều lần lập luận cho rằng NAFTA rất quan trọng đối với ngành kỹ nghệ Hoa Kỳ kể cả ngành nông nghiệp và sản xuất.

Tuyên bố tại buổi lễ được Phòng Thương mại Mexico tổ chức ở thành phố Mexico, ông Thomas Donohue nói rằng tất cả mọi đề nghị của hoa Kỳ là không cần thiết, và không thể chấp nhận được. Và ông không còn cách nào khác ngoài “rung hồi chuông báo động” về các đề xuất “không cần thiết và không thể chấp nhận” của hoa Kỳ.

"Bước vào vòng đàm phán, phương châm của chúng tôi chính là sự mềm mỏng, tích cực tạo mọi cơ hội, sự hỗ trợ cho các bên và chỉ dùng đến biện pháp cứng rắn khi cần thiết. Chúng tôi đã luôn bày tỏ thái độ kiên nhẫn, thân thiện và mang tính xây dựng nhưng có một số đề xuất như những giọt thuốc độc, có thể gây nguy hiểm và giết chết toàn bộ những thoả thuận trước đó", Donohue chia sẻ.

Các đề xuất mà Donohue đề cập đến đều nằm trong số những điều tạo nên nhiều bất đồng cho Canada và Mexico. Đơn cử là quy tắc yêu cầu phần lớn “nguồn gốc” của ô tô phải được sản xuất ở Mỹ chứ không chỉ ở khu vực NAFTA.

Hay điều khoản “sunset clause” mà Chính phủ Mỹ đưa ra đang khiến Canada và Mexico hoang mang bởi sau 5 năm, mọi điều khoản cũng như thoả thuận của NAFTA sẽ hoàn toàn vô hiệu nếu không có “đủ 3 bên” đồng ý gia hạn hiệp định.

Đáng quan ngại nhất của hai nước này cũng chính là việc Mỹ muốn quy tắc “Buy American” (ám chỉ ý muốn mọi hàng hoá đều phải có xuất xứ từ Mỹ) sẽ hạn chế việc hợp tác giữa Mexico và Canada.

Mỹ cũng yêu cầu mọi cuộc giao thương giữa hai quốc gia này đều không được có giá trị kinh tế cao hơn giá trị của các thương vụ giữa Mỹ với một trong hai quốc gia. Và Donald Trump luôn muốn thực hiện tiêu chí “America First - Mỹ là số 1" trong các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa quốc gia hay bảo hộ kinh tế.

Tháng 8 vừa qua, Tổng thống Trump đã đánh giá NAFTA là "thương vụ buôn bán tồi tệ nhất từng xảy ra".

Gần giữa tháng 10 vừa qua, vòng đàm phán quan trọng thứ tư của quá trình đàm phán NAFTA đã phải đối mặt với nhiều yêu cầu cứng rắn của Chính quyền Donald Trump. Điều này khiến “chủ nghĩa bi quan” của một số bộ phận chính khách dấy lên mạnh mẽ.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã muốn nhấn mạnh về tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế song phương giữa Mỹ - Canada cũng như lợi ích của hiệp định NAFTA trong cuộc gặp với Tổng thống Trump. Tuy nhiên, Donald Trump lại “chào đón” ông bằng một “mối đe dọa”.

Đây cũng là điều đã được Tổng thống Mỹ chia sẻ với Tạp chí Forbes trước đó: "NAFTA will have to be terminated if we’re going to make it good - NAFTA sẽ phải chấm dứt nếu chúng ta (Mỹ và Canada) làm tốt”. Điều đó một lần nữa khiến NAFTA nhuốm thêm một màu “xám xịt” mà vốn dĩ trước đó đã không hề tươi sáng.

Mong muốn có một NAFTA “phiên bản mới” khiến các công ty lớn tại Mỹ rất tích cực đề xuất “lợi ích” của họ vào trong dự luật mới và chỉ chờ Quốc hội Mỹ thông qua. Dù được đánh giá là có nhiều điểm mới dành cho người lao động và bảo vệ môi trường nhưng dự luật này vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn lớn về chính sách trong vấn đề cạnh tranh, quyền SHTT hay bình đẳng trong đầu tư.

Và cũng chính từ điều đó, nếu các bên không nhường nhịn nhau thì không chỉ NAFTA mới sẽ không được “khai sinh” mà hệ luỵ từ xung đột xuất phát từ lợi ích kinh tế sẽ khiến ngoại giao các bên rơi vào một nấc thang căng thẳng mới.

Có thể bạn quan tâm