Hiệp hội da giày - túi xách Việt Nam: Vận hội mới, thách thức mới

Mặc dù ngành công nghiệp da giày của Việt Nam có khả năng sẽ đạt tổng giá trị xuất khẩu 17 tỷ USD/2016 do thuận lợi hội nhập, tuy nhiên ngành da giày vẫn phải đối mặt với những thách thức do phụ thuộc
Hiệp hội da giày - túi xách Việt Nam: Vận hội mới, thách thức mới

Mặc dù ngành công nghiệp da giày của Việt Nam có khả năng sẽ đạt tổng giá trị xuất khẩu 17 tỷ USD/2016 do thuận lợi hội nhập, tuy nhiên ngành da giày vẫn phải đối mặt với những thách thức do phụ thuộc nguyên phụ thuộc cần được hóa giải. Thương gia điện tử đã phỏng vấn bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách VN (LEFASO). Bà đánh giá như thế nào về tiềm năng phát triển của ngành da giày Việt Nam đặc biệt sau khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định FTA, TPP? Việt Nam là một trong bốn nhà sản xuất giày dép lớn nhất về khối lượng trên thị trường thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Các sản phẩm giày dép trong nước đã được xuất khẩu đến 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngành Da giày là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn, nhiều năm liền duy trì tăng trưởng ổn định ở mức 15% - 18%. Từ năm 2016, khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc và đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… lộ trình đến năm 2018 sẽ thực hiện việc xóa bỏ mức thuế hiện tại từ 17% - 45% về 0%, sẽ giúp doanh nghiệp ngành da giày tăng trưởng xuất khẩu. Những dự báo khả quan như, thị trường Hoa Kỳ năm 2015, khi chưa có TPP đã đạt mức tăng trưởng đến 50%, với kim ngạch xuất khẩu giày dép túi xách gần 4,1 tỷ USD, chiếm 33,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, Hoa Kỳ đã vượt qua EU trở thành nhà nhập khẩu da giày lớn nhất của Việt Nam. Khi Hiệp định TPP thực thi, khả năng tăng trưởng càng nhiều. Thị trường EU khi thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU, sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu tăng 50% năm 2020 và lên 93% vào năm 2025. Tuy có nhiều cơ hội trước mắt, song doanh nghiệp ngành da giày vẫn phải đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt là áp lực phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, thưa bà? Hầu hết các nguyên liệu chính để sản xuất giày da đều phải nhập khẩu như da thuộc, giả da. Tỷ lệ nội địa hóa của nguyên liệu da thuộc, giả da hiện chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất. Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ đã ra đời, song để hiện thực hoá cần thông tư hướng dẫn và có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Việc chậm ban hành các thông tư hướng dẫn để nghị định đi vào cuộc sống trong bối cảnh hội nhập râu rộng sẽ làm mất cơ hội cho các doanh nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài. Để hóa giải những khó khăn này, cần sớm có một khu công nghiệp tập trung; thực hiện nghiêm túc Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp da giày đến năm 2020-tầm nhìn đến 2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, thiết lập KCN chuyên ngành vào một nơi để đồng bộ hệ thống xử lý nước thải chuyên ngành nhằm giảm chi phí sản xuất cho DN. Ngoài ra, ngành da giày vẫn còn yếu điểm, khó khăn là nhiều doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ, thiếu vốn, thiếu trang thiết bị kỹ thuật, thiếu cả bộ phận thiết kế mẫu mã. Sản phẩm xuất khẩu của ngành một mặt là từ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Doanh nghiệp trong nước chủ yếu làm hàng gia công, rất khó chủ động trong mở rộng thị trường, tham gia chuỗi cung ứng thế giới. Ngoài ra, tăng lương tối thiểu cũng đang là thách thức với các DN da giày, nên giải quyết vấn đề này thế nào, thưa bà? Lao động, nhân công hiện nay đang là bài tóan nan giải với các doanh nghiệp doanh nghiệp da giày nói riêng. Theo báo cáo 80% doanh nghiệp nước ngoài quyết định đầu tư ở Việt Nam là do chi phí nhân công rẻ. Đây cũng là lợi thế lớn nhất so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên với chính sách như hiện nay là tăng lương liên tục với mức tăng trung bình 5 năm trở lại đây là 16% đang gây sức nặng lớn cho các doanh nghiệp và làm giảm sức hút đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng như hiện nay, việc tăng lương tối thiểu khiến nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, trốn hoặc chậm đóng bảo hiểm xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Để giải quyết vấn đề này, theo tôi cần giãn thời gian tăng lương tối thiểu, không tăng hàng năm để tạo điều kiện cho DN ổn định sản xuất, đủ sức cạnh tranh để phát triển; sử dụng có hiệu quả thị trường lao động Việt Nam. Bên cạnh đó các chính sách về bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn hay giờ làm thêm cũng cần phải có điều chỉnh phù hợp để tạo “cú huých” mạnh mẽ thu hút đầu tư trong nước nói chung và ngành da giày nói riêng. Được biết, trong tháng 7 Hiệp Hội Da giầy-Túi xách Việt Nam (LEFASO) sẽ tổ chức Hội nghị Xúc tiến Xuất khẩu Da giày năm 2016, xin cho biết nét mới của hội nghị năm nay? Được sự hỗ trợ của Cục Xúc tiến Thương Mại - Bộ Công Thương, Hiệp Hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam sẽ tổ chức Xúc tiến Xuất khẩu Da giày năm 2016.  Tham dự Hội nghị có hơn 300 đại biểu đến từ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu giầy, nguyên phụ liệu trong nước và quốc tế. Quy mô hội chợ năm nay cũng tăng gấp đôi so với năm ngoái thu hút nhiều doanh nghiệp dến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Án Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Brazil, v.v. Năm nay hội nghị sẽ tập trung vào cung cấp các thông tin, tình hình mới của ngành da giày Việt Nam để các khách hàng quốc tế cũng như các nhà sản xuất Việt Nam cập nhật thông tin, tăng cường hiểu biết, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập, tạo thành diễn đàn giao thương cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đẩy mạnh hợp tác. Thông qua hội nghị này, tôi hy vọng những khó khăn đối với doanh nghiệp da giày như nguyên phụ liệu, chi phí đầu vào hay vấn đề lương tối thiểu sẽ được hóa giải, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp để ngành da giày mở rộng cánh cửa, hợp tác mạnh mẽ trong hội nhập.

Thanh Huyền

Có thể bạn quan tâm